Hiện nay, có rất nhiều công ty mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên việc bỡ ngỡ trong thuật ngữ hải quan là điều không tránh khỏi. Và đã có rất nhiều bạn thắc mắc về CIF – một từ thường xuất hiện trong các hợp đồng. Vậy CIF là gì và CIF có ý nghĩa gì trong các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu? Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi CIF là gì? Ngoài ra Nguyên Ánh chúng tôi còn cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết về giá CIF cùng những nhầm lẫn của nhiều khách hàng trong việc sử dụng CIF.
CIF là gì ?
CIF là viết tắt của Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, có nghĩa là người bán có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển. Rủi ro đối với hàng hóa sẽ chuyển sang cho người mua tại thời điểm hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận chuyển.
Thuật ngữ CIF thường được đi kèm với tên một địa điểm xác định, ví dụ: CIF Hai Phong Port, nghĩa là nơi dỡ hàng sẽ là Cảng Hải Phòng, khi hàng hóa từ tàu được dỡ xuống cảng thì bên bán đã hết trách nhiệm, rủi ro với hàng hóa từ đây sẽ thuộc về bên mua. Thêm một ví dụ nữa CIF Hồ Chí Minh, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hồ Chí Minh, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục hải quan từ địa điểm giao hàng này và đưa hàng về kho.
Giá CIF
Ngoài ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì thuật ngữ giá CIF rất hay được sử dụng. Giá CIF chính là giá mà người mua có nghĩa vụ phải trả cho người bán, thường thì giá CIF sẽ cao hơn so với các loại điều kiện khác vì bên bán sẽ phải lo nhiều khoản chi phí hơn. CIF thường được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng.
Nhầm lẫn của một số nhà nhập khẩu khi sử dụng CIF
Trên thực tế, rất nhiều nhà nhập khẩu nghĩ rằng khi nhập hàng theo giá CIF thì việc chịu rủi ro về hàng hóa là rất ít, hầu như là không. Tuy nhiên với điều kiện CIF bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Bạn nên hiểu rằng người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ chứng thư bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Bởi vậy mà xét trên trách nhiệm thì người bán chỉ trả chi phí mua bảo hiểm, nên tất cả những vấn đề khác như người hưởng thụ, người đứng tên trên bảo hiểm lại chính là người mua mới.
Theo như phân tích trên thì trong trường hợp nếu xảy ra bất kỳ tổn thất nào trên đường vận chuyển thì người mua phải đứng ra làm việc với bảo hiểm chứ không phải là người bán nữa. Thêm vào đó nếu có vấn đề bất trắc xảy ra thì bên mua phải tự làm việc với bảo hiểm sở tại, và sẽ thực sự rắc rối, phiền phức, tốn chi phí nếu công ty bảo hiểm đó không có đại lý ở Việt Nam nên bạn chú ý điểm này. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.
Với bài viết về CIF là gì cũng như nhầm lẫn của một số nhà nhập khẩu khi sử dụng CIF Rất mong bài viết này giúp ích cho bạn.
Bản quyền thuộc về Nguyenanhlogistics.com, một thành viên của Vĩnh Cát group