Nhập khẩu là một trong những từ “chuyên ngành” rất quen thuộc với nhiều người, kể cả những người không thuộc lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm nhập khẩu là gì thì không hẳn ai cũng hiểu rõ thực chất. Nguyên Anh sẽ giải đáp giúp bạn.
Nhập khẩu là gì?
Trong lý luận thương mại, nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nghĩa là quốc gia này sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác với nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
Có thế bạn quan tâm: https://nguyenanhlogistics.com/cac-loai-chung-tu-xuat-nhap-khau/
Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.
Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng như góp phần định hướng sản phẩm, định hướng thị trường.
Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.
Các bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho một lô hàng
Sau đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ nhất về quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam:
Bước 1 – Khảo giá, tìm doanh nghiệp uy tín để đặt hàng nhập khẩu hàng hóa
Khảo giá mặt hàng cần nhập khẩu về Việt Nam một cách kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau, thị trường khác nhau. Sau khi quyết định loại hàng hóa cần nhập khẩu và lựa chọn được doanh nghiệp uy tín, bước tiếp theo bạn cần gửi Đơn đặt hàng (Order Sheet), thường bằng email hoặc các hình thức online khác. Trong Đơn đặt hàng – Order Sheet, bạn cần có ghi rõ các nội dung sau, nhưng đặc biệt lưu ý điều kiện thanh toán:
– Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN hoặc người bán hàng(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
– Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN hoặc người mua hàng(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
– Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…)
– Điều kiện và cách thức thanh toán
Khi đặt hàng bạn nên yêu cầu người bán hàng ở nước ngoài gửi luôn Proma Invoice vì có thể dùng Proma Invoice để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán).
xem thêm: https://nguyenanhlogistics.com/ho-so-xin-giay-phep-nhap-khau-tu-dong-gom-nhung-gi/
Bước 2- Ký hợp đồng, xác định thời điểm vận chuyển hàng nhập khẩu về Việt Nam
Về nội dung hợp đồng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tham khảo mẫu chi tiết, cập nhật mới nhất trên mạng. Vì đây là hợp đồng giao thương với nước ngoài nên bạn cần chi tiết, đầy đủ và ràng buộc về tính pháp lý chặt chẽ nhất.
Bước 3 – Đóng gói hàng hóa, giao hàng tại cảng biển hoặc sân bay
Là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, bạn cần theo dõi sát sao quá trình nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng hàng và giao hàng tại cảng như thời gian đóng gói hàng, khi nào đóng gói, chi phí bao nhiêu, vận chuyển từ nhà máy đến cảng trong bao lâu chi phí thế nào… Việc theo dõi này có thể thực hiện thông qua các trang web mà hai bên thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp bằng điện thoại, email và các hình thức khác.
Khi có đầy đủ những thông tin này bạn có thể làm căn cứ để tính toán cho những lô hàng hóa nhập khẩu sau này, đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ nhập những lô hàng gấp.
Bước 4 – Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, hàng không
Dù lô hàng của bạn vận chuyển về Việt Nam bằng đường biển hay đường hàng không, bạn cũng nên chú ý các điểm sau:
– Tên hãng vận tải, số liên lạc, có trang web theo dõi đường đi lịch trình của hàng hóa không
– Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần
– Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
– Thời gian muộn nhất giao hàng là khi nào?
– Ngày đi/ngày đến
– Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
– Cảng đi/cảng đến
Bước 5 – Thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu
Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.
Bước 6 – Thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa
– Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
-Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
-Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
-Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
-Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
Bước 7. Trình tự nhận hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam
Chúc quý khách thành công !
Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh