Hàng coload là gì? Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, có lẽ cũng nên tìm hiểu khái niệm một chút cũng như hiểu hơn thế nào là Co- Loader. Hãy cùng Nguyên Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hàng coload là gì
Hàng coload thường được dùng trong vận chuyển hàng lẻ LCL hoặc hàng Container (FCL). Khi một lô hàng bạn xuất ra nước ngoài mà qua nhiều dịch vụ vận chuyển thì gọi là hàng coload.
Co-loader là Người đóng ghép hàng lẻ LCL với Người gom hàng lẻ (Consolidator), hoặc book hàng FCL với các NVOCC (Người kinh doanh VT không tàu, người gom hàng nguyên cont) có giá cước tốt theo hợp đồng với các hãng tàu. Do vậy, bản thân Co-loader có thể đóng từng vai trò riêng lẻ (người bán lại cước hàng lẻ, người gom hàng lẻ, người gom hàng nguyên cont) hoặc nhiều vai trò kết hợp lại với nhau, tùy theo tình huống và vị trí cụ thể của họ.
Hàng Coload đối với LCL & FCL
Trong thực tế, những lô hàng coload LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp. Trên thị trường hiện nay hầu hết những người sale hàng lẻ thường thông qua các công ty FWD. Sale hàng lẻ được gọi là những người gom hàng. Như vậy khi 1 khách hàng book qua FWD thì FWD phải book lên consol, việc này đã coload lên 1 lần. Nếu 1 khách hàng book hàng qua FWD1 sau đó FWD1 book sang FWD2, rồi FWD2 mới book lên consol thì đã coload 2 lần. Như vậy, LCL co-load là hàng lẻ phải chuyển tải sang container khác để đi tới cảng đích.
Ưu Điểm : Có thể khách hàng có được giá tốt hơn, vì những mối quan hệ “hữu nghị”
Nhược điểm : Hàng coload thì khách hàng không làm được master bill mà hầu hết là house bill.
Có thể bạn quan tâm: sự khác nhau giữa FLC và LCL
Ví dụ về hàng LCL
Để quý khách phần nào hiểu rõ hơn về hàng coload là gì qua hàng lẻ LCL thì Nguyên Anh sẽ giới thiệu đến quý khách hàng qua ví dụ sau:
Công ty may có nhu cầu vận chuyển 10m khối hàng may từ Hải Phòng đến Trung Quốc. Đối với lô hàng này thì sẽ không đủ để xếp đầy 1 container 20( thể tích trong trên 35 mét khối, nên cần ghép với một số lô khác của người gửi hàng( shipper) khác để tối ưu chỗ và tiết kiệm chi phí. Tất nhiên trừ khi công ty may sẵn sàng trả cước cho cả container 20 chỉ để gửi 1/3 lượng hàng cho phép, chắc chắn họ sẽ chấp nhận ghép chung với những lô hàng khác để có giá cước hợp lý.
Đối với hàng container FCL
FCL thì người ta không gọi là consol mà thường biết đến như những NVOCC. NVOCC là những công ty có container rỗng tuy nhiên không có tàu, sau đó họ cho các FWD lại chỗ này của họ đã mua, dùng container của họ để kiếm tiền lời chênh lệch. Như vậy nếu khách hàng book qua FWD book lên NVOCC thì đã giống với việc coload.
Ưu điểm: Có thể khách hàng có được giá tốt hơn, vì những mối quan hệ hữu nghị
Nhược điểm: Hàng coload thì khách hàng không làm được master bill mà hầu hết là house bill
Xẹm thêm: Nhập khẩu ủy thác hàng trung quốc
Với những chia sẻ về hàng coload .Nguyên Anh đã mang đến cho khách hàng những thông tin bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp khách hàng có thể liên hệ ngay với Nguyên Anh để được sự hỗ trợ tận tình nhất.
Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh
Địa chỉ:
– Hà Nội: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– TP Hồ Chí Minh: 203/19/3E, Huỳnh Văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp , TP HCM
– Hải Phòng: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
Số điện thoại: 0901-565-222