Quy trình xuất hàng phi mậu dịch cá nhân Cát Lái LCL

Bạn đang quan tâm đến quy trình xuất hàng phi mậu dịch cá nhân Cát lái LCL. Tuy nhiên bạn còn chưa biết quy trình xuất hàng phi mậu dịch làm sao? Hãy cùng Nguyên Anh logistics tìm hiểu nhé!

Quy trình xuất hàng phi mậu dịch cá nhân Cát Lái LCL

Định Nghĩa LCL là gì?

Hàng LCL là gì? Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, có lẽ cũng nên tìm hiểu khái niệm một chút.

Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoákhi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.

Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.

Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

Ví dụ về hàng LCL
Để làm rõ “hàng LCL là gì”, thử lấy một ví dụ trong thực tế. Công ty May 10 có nhu cầu vận chuyển 10 mét khối (Cubic meter – CBM) hàng may mặc từ Hải Phòng đi Canada. Lô hàng này không đủ để xếp đầy 1 container 20’ (thể tích trong trên 35 mét khối, nên cần ghép với một số lô khác của người gửi hàng (shipper) khác để tối ưu chỗ và tiết kiệm chi phí.

Tất nhiên trừ khi May 10 sẵn sàng trả cước cho cả container 20’ chỉ để gửi 1/3 lượng hàng cho phép, chắc chắn họ sẽ chấp nhận ghép chung với những lô hàng khác để có giá cước hợp lý.

Và 10 khối hàng nêu trên được gọi là hàng lẻ, hay hàng LCL.

Tham khảo thêm: vận chuyển đường biển trọn gói

I. Đối tượng áp dụng

1. Đối với hành lý miễn thuế: Người nhập cảnh.

2. Đối với tài sản di chuyển:

  •  Người nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam;
  • Tổ chức, công dân Việt Nam kết thúc kinh doanh, làm việc ở nước ngoài về nước;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ một năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam.

3. Đối với quà biếu, quà tặng, hàng mẫu: Tổ chức, công dân Việt Nam (không bao gồm người Việt Nam cư trú tại nước ngoài).

4. Cơ quan Hải quan, công chức hải quan và cơ quan khác của Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quản lý đối với hành lý, hàng hóa là tài sản di hàng quà biếu, quà tặng, hàng mẫu.

II. Định mức hành lý của người nhập cảnh

Định mức hành lý được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của người nhập cảnh như sau:

1. Rượu, đồ uống có cồn

a) Rượu từ 22 độ trở lên: 1,5 lít;

b) Rượu dưới 22 độ: 2,0 lít;

c) Đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này nhưng dung tích vượt không quá 01 (một) lít thì được miễn thuế cả chai, nếu dung tích vượt quá 01 (một) lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá

a) Thuốc lá điếu: 200 điếu;

b) Xì gà: 100 điếu;

c) Thuốc lá sợi: 500 gam

Đối với thuốc lá điếu, xì gà, người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định mức miễn thuế thì phần vượt phải được tạm gửi tại kho của Hải quan cửa khẩu và nhận lại trong thời hạn quy định tại Khoản 5 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

3. Định mức quy định tại Khoản 1, Khoản 2 trên không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.

4. Đồ dùng cá nhân: số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi.

5. Các vật phẩm khác ngoài danh mục hàng hóa quy định tại các Khoản 1, 2, và 4 trên (không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): Tổng trị giá không  quá 10.000.000 (mười triệu) đồng Việt Nam.

6. Khách nhập cảnh thường xuyên theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 trên cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức hành lý miễn thuế 01 (một) lần.

III. Định mức hàng hóa là tài sản di chuyến miễn thuế

1. Hàng hóa là tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe mô tô) của cá nhân quy tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015, định mức được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mỗi đồ dùng, vật dụng là 01 (một) cái hoặc 01 (một) bộ.

2. Hàng hóa là tài sản di chuyển (gồm: Đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe mô tô) của tổ chức quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015, định mức miễn thuế nhận khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mỗi đồ dùng, vật dụng là 01 (một) cái hoặc 01 (một) bộ.

3. Đối với xe ô tô, xe mô tô đã qua sử dụng thuộc sở hữu của cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Quyết định Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015 và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, được miễn thuế nhập khẩu 01 (một) xe ô tô, 01 (một) xe mô tô, nhưng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

4. Đối với xe ô tô (đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng) của cá nhân quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 2 Quyết định Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015 nhập khẩu để sử dụng trong thời gian làm việc tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng 01 (một) xe ô tô.

Xe ô tô đã qua sử dụng phải đảm bảo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Chủ xe phải tái xuất xe ô tô khi kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam, trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì phải nộp thuế và thực hiện theo quy định của pháp luật đối với xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng.

Trường họp cần gửi lại xe ô tô để sử dụng trong đợt làm việc tiếp theo, chủ xe phải có giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam đã mời về nước làm việc.

Xem thêm:

Hàng FCL, LCL

Hàng Coload đối với LCL & FCL

 Hồ Sơ quy trình xuất hàng phi mậu dịch cá nhân Cát Lái LCL

– Bộ HQ lưu:

+ Tờ khai theo mẫu (đính kèm)
+ Phụ lục tờ khai
+ Invoice
+ Hộ khẩu photo công chứng
+ CMT photo công chứng
+ Công văn xin xuất PMD

– Bộ người xuất khẩu lưu:

+Tờ khai + Phụ lục + Invoice
Thực hiện:
B1: Vào đội thủ tục hải quan XK cát lái Cổng B, gần ngân hàng AGRB, nộp 2 bộ hồ sơ vào khay chờ phân cán bộ tiếp nhận đăng ký (bước này là đăng ký mở tk). Cán bộ đc phân tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, ok thì chuyển qua bộ phận phân công kiểm hóa (kiểm 100% thủ công).

B2: Liên hệ cho xe vào cảng, kho 5 cửa số XX (tại thương vụ cổng C, lấy số thứ tự, lấy 01 booking đại lý, ghi tên người xuất khẩu, cảng đích, số kiện, kg, số khối – cbm, số xe => nộp in phiếu nhập kho. ) Bước này thích làm lúc nào thì làm =)))))) sắp xếp sao phù hợp, tài xế ko phải đợi, tốt nhất là lúc xe vào cửa kho thì B1 đã phân xong người kiểm, dẫn xuống kiểm luôn.

(lưu ý: cửa kho XX sẽ được ghi rõ trên booking)

B3: Kiểm xong cho hàng nhập kho, (nộp vào cửa kho số XX toàn bộ giấy tờ lúc B2 trên thương vụ cổng C họ đưa mình, thêm 1 booking nữa để kho xác đóng dấu xác nhận số kiện nhập kho, hàng nhập kho xong cửa kho sẽ trả lại toàn bộ, giữ lấy chút thanh lý) theo kiểm hóa về lại đội HQ XK để làm thông quan, nhớ bôi dầu sao cho phù hợp, càng trơn tru thì thông sẽ càng dễ dàng =)). Thông xong mang tờ khai ra photo 2 bản, mang vào thanh lý HQ và in phiếu xác nhận nhập kho trong văn phòng kho 5.

B4: lấy xe về

P/S : Chỉ đính kèm TK, PL, CV để tham khảo cách khai. INV tự làm. Shiper, consignee trên chứng từ đã được thay đổi.

Hướng dẫn Quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất hàng lẻ (LCL) vào Kho – Cát lái (CFS) Hồ sơ xuất hàng lẻ (LCL) vào kho – Cát lái gồm: 2 tờ khai xuất khẩu đã thông quan, 1 danh sách mã vạch, 2 booking, 1 VGM. Quy trình và thủ tục xuất hàng lẻ (LCL) vào Kho 5 – Cát lái (CFS): Vào phòng thương vụ kho ở cổng C – Cát lái nộp 2 booking (trên booking điền đầy đủ thông tin tên cty, địa chỉ, MST, số xe chở hàng, số kiện – số kg, số P/O….) để in Phiếu tiếp nhận nhập kho, phiếu tải và mark có mã vạch để dán vào kiện hàng. Nhận lại phiếu yêu cầu nhập kho, phiếu tải trọng, phiếu quét mã vạch hàng hóa.

Lưu ý: Nếu xe tải lần đầu vào cảng Cát lái thì phải cung cấp Sổ đăng kiểm để thương vụ nhập máy. Sau khi xong bước này thì thông báo cho tài xế số cửa nhập kho hàng xuất cát lái (Số cửa ghi trên phiếu) và yêu cầu tài xế xe tải đánh xe vào (Lúc này mới vào cổng được nha, vì sau khi làm phiếu thì số xe sẽ được lưu trên hệ thống của cảng. Lúc đó, cổng cảng mới bấm giờ và cho xe hàng vào).

Trả lời