D/O là gì?
Phí D/O (viết tắt của Delivery Order Fee) là phí nhận giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu/forwarder làm D/O lệnh giao hàng để cho consignee mang D/O này tới cảng xuất trình với hải quan để lấy hàng
Các loại lệnh D/O
Thường trong lúc học không phân biệt D/O là của ai ban hành và làm sao cầm D/O mà lấy được hàng. Có nhiều trường hợp có D/O chưa chắc bạn nhận được hàng từ cảng. Có thể bạn thiếu một số chứng từ cần thiết nữa. Sau đây việc phân loại các D/O sẽ giúp bạn làm rõ mình đang cầm chứng từ gì và mình cần có đủ những chứng từ nào để nhận được hàng.
D/O forwarder: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển đơn giản hiểu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết Bill nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo
D/O hãng tàu: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu cấp phát để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.
Có thể hiểu đơn giản điểu này như quan hệ bắc cầu. Ông A (hãng tàu) là người đại diện giữ và vận chuyển hàng yêu cầu giao hàng cho ông B (forwarder) khi hàng đến bờ bên kia của nước nhập khẩu. Ông B yêu cầu giao hàng cho ông C (doanh nghiệp nhập khẩu) lúc đó ông C mới có quyền lấy hàng. Trong trường hợp chỉ dựa vào yêu cầu giao hàng mà ông B đưa cho C thì không có cơ sở để bên giữ hàng giao hàng cho bạn. Đó là trường hợp mà khi cầm D/O của forwarder trong tay bạn vẫn không thể nhận được hàng.
Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý
Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.