Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bao gồm:
a) Tờ khai hải quan;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép;
c) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành được cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản và Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý, kiểm tra chuyên ngành;
d) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
đ) Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hợp đồng gia công, hợp đồng thuê gia công lại, hợp đồng thuê mượn, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng sửa chữa, bảo hành và phụ lục hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến điều chỉnh, bổ sung hợp đồng) hoặc các chứng từ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu;
e) Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư;
g) Hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
h) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác, có giá trị tương đương;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Bản kê chi tiết hàng hóa đphải có bảng kê chi tiết hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
l) Tài liệu kỹ thuật, catalogue, bản phân tích thành phần, chứng thư giám định liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có);
m) Danh mục máy móc thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi
Danh mục máy móc thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số đối với trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và trường hợp phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC;
n) Sổ, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm cả dữ liệu, chứng từ, tài liệu về xuất kho, nhập kho hàng hóa;
o) Báo cáo quyết toán
Báo cáo quyết tóa tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu làm cơ sở lập báo cáo quyết toán; định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư cho từng mã sản phẩm, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, sơ đồ giác mẫu (nếu có), định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, người vận chuyển phải nộp kèm theo các giấy tờ sau cho cơ quan hải quan:
– Văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa bị lưu giữ;
– Bằng chứng liên quan đến việc thông báo theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này (Bản chính).
Đối với hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp người người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, sau thời hạn thông báo lưu giữ, người vận chuyển phải làm thủ tục nhập khẩu
Đồng thời, thông báo từ bỏ hoặc tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày tàu đến cảng trả hàng.
Trong trường hợp có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng, thủ tục hải quan được thực hiện tương tự như đối với trường hợp người người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nêu trên.
Nghị định cũng quy định cụ thể việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp đặc biệt tại Điều 11 của Nghị định, theo đó, hàng hóa lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập- tái xuất, cấm tạm xuất- tái nhập hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chủ trì xử lý đối với hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập- tái xuất, cấm tạm xuất- tái nhập phải lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan.
Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trong quá trình thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa bị lưu giữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, an toàn và sức khỏe của con người thì người vận chuyển hoặc người lưu giữ có trách nhiệm thông báo cho người gửi hàng, người nhận hàng.
Đồng thời thông báo ngay cho cơ quan hải quan liên quan biết để tổ chức xử lý, tiêu hủy theo quy định.
Điều 18 quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan nêu rõ: Cơ quan hải quan tại khu vực có hàng bị lưu giữ có trách nhiệm hướng dẫn cho các bên liên quan khai báo, giải quyết các thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam và và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017, bãi bỏ Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ quy định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau:
– Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.
– Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
– Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng
– Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.
Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác theo quy định.
Người vận chuyển được lưu giữ nguyên container đối với hàng hóa đóng trong container trong trường hợp giá trị của hàng hóa đóng trong container lớn hơn giá trị thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác theo quy định.