Bạn muốn tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không để chuẩn bị cho lô hàng sắp tới của mình? Dưới đây là chi tiết các bước tính tới tận khâu giao hàng tại kho của người mua hàng nước ngoài, Hãy cung Nguyên Anh trải nghiệm nhé!

quy trình xuất khẩu hàng hóa đường hàng không

Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường hàng không

1.Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận

Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: tên người gửi, người nhận, bên thông báo: mô tả hàng hóa: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích: tên sân bay đi, tên sân bay đến: cước phí và thanh toán…

Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận sử gửi các chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:

Các bản còn lại của MAWB và HAWB

Hóa đơn thương mại.

Bản kê khai chi tiết hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ

Phiếu đóng góp

Lược khai hàng hóa

Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng  cùng thông báo thuế và thu tiền cước phía cùng các tài khoản chi phí cần thiết có liên quan.

Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn.

Xem thêm: Quy trình làm hàng nhập của forwarder

Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau:

Tên và địa chỉ của người gửi hàng

Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển

Số kiện

Trọng lượng

Kích thước của hàng

Đặc điểm và số lượng hàng hóa

Giá trị hàng

Phương pháp thanh toán cước phí

Ký mã hiệu hàng hóa

Có hay không có mua bảo hiểm cho hàng hóa

Liệt kê các chứng từ gửi kèm

Người  giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận ( FCR – Forwarder`s Certificate of receipt ). Đây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng.

Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận ( FCR) gồm những nội dung chính sau :

Tên, địa chỉ của người ủy thác

Tên , địa chỉ của người nhận hàng

Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa

Số lượng kiện và cách đóng gói

Tên hàng

Trọng lượng cả bì

Thể tích

Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.

Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận ( FTC – Forwarder`s Certifficate of Transprot), nếu người giao nhận có trách nhiệm goa hàng tới đích.

quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

 

Nội dung chính của giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận ( FTC) gồm :

Tên địa chỉ của người ủy thác

Tên và địa chỉ của người nhận hàng

Địa chỉ thông báo

Phương tiện vận chuyển

Từ/qua

Nơi hàng đến

Tên hàng

Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa

Trọng lượng cả bì

Thể tích

Bảo hiểm

Cước phí và kinh phí trả cho

Nơi và ngày phát hành chứng từ

Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu ( FWR – Forwarder`s  Warehouse Receipt ) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không.

Biên lai kho hàng (FWR) gồm những nội dung chính sau:

Tên và người cung cấp hàng

Tên người gửi vào kho

Tên thủ kho

Tên kho

Phương tiện vận chuyển

Tên hàng

Trọng lượng bao bì

Tình trạng bên ngoài của hàng hóa khi nhận và ai nhận

Mã và số hiệu hàng hóa

Số hiệu và bao bì

Bảo hiểm

Nơi và ngày phát hành FWR

2.Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở

Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng

Lập phiếu cân hàng ( Scanling Report)

Đóng gói, ghi ký mã hiêu, dán mã hiệu

Làm thủ tục hải quan

Giao hàng cho hãng hàng không

Xem thêm: Quy trình làm hàng xuất 

3.Lập Airway Bill (AWB)

Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB.

Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB( MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB(HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng.

4.Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng

Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành (ETD), ngày dự kiến đến (ETA)..

5.Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết.

Vậy là hoàn tất toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không từ Việt Nam. Qua bài này, tôi hy vọng bạn có thể hiểu được sơ bộ các bước để có thể thực hiện việc nhập hàng cho công ty mình.

Trả lời