Điều không thể thiếu của nỗi một phi vụ làm ăn chính là hợp đồng thương mại. Văn bản pháp lý ấy được xem như mạng sống của mỗi công ty, doanh nghiệp,… Vậy hợp đồng ngoại thương là gì? Và chức năng, lợi ích nó mang lại cho người sử dụng ra sao. Hãy tham khảo bài viết dưới cảu Nguyên Anh đây để tìm câu trả lời chính xác nhất cho mình

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Đó là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán. Số lượng đối tác có trong hợp đồng ít nhất là hai người. Trong hợp đồng ngoại thương thì thường là 2 đối tác ở 2 nước khác nhau kí kết về việc mua bán hàng hóa. Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, có nhiệm vụ xuất hàng cho bên đối tác trong hợp đồng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.

Nội dung của hợp đồng ngoại thương


Mỗi một hợp đồng có các điều khoản khác nhau phù hợp nhất với mục đích của các bên đối tác. Nhưng nếu đã đọc qua một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng ngoại thương quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như dưới đây. Và những nội dung nào cần lưu ý thì chúng tôi đã ghi chú sang bên cạnh để bạn hiểu hơn về nội dung hợp đồng ngoại thương   quốc tế.

hợp đồng ngoại thương

  • Date of contract: ngày ký kết hợp đồng
    Seller’s and buyer’s Names: tên người giao dịch.
  • Product name: tên sản phẩm. có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Điều khoản này giúp các bên tránh sự nhầm lẫn, và dễ phân biệt với các sản phẩm cùng loại.
  • Product description: mô tả sản phẩm. Mô tả cần chi tiết, để hai bên biết được chất lượng ra sao để xác định và ra quyết định về giá cả sản phẩm.
  • Terms of Delivery( Incoterms): điều kiện giao hàng.
    Quality: phẩm chất hàng
  • Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng. Trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên trong hợp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số lượng/ khối lượng.
    Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp). Đây là điều khoản quan trọng nhất vì nó là nguyên nhân chính gây ra sự tranh cãi của các bên. Vì vậy để thảo ra một bảng giá thì phải có sự hòa hợp nhất chí giữa hai bên.
  • Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng. Đây là điều khoản ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Nếu không có điều khoản này thì hợp đồng coi như mất hiệu lực.
    Payment: phương thức, thời hạn thanh toán
    Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:
    Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
    Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
    Force Maejure: bất khả kháng
    Claime: khiếu nại
    Arbitration: trọng tài
    Other conditions: các quy định khác
  • Nội dung cụ thể trong từng hợp đồng ngoại thương tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Cũng như đã nói ở trên thì những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến. Nếu bạn muốn soạn thảo một hợp đồng ngoại thương thì bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Mục đích của hợp đồng ngoại thương

Mục đích của việc làm hợp đồng ngoại thương là: tạo sự tin tưởng, tránh rủi ro, tránh các vụ kiện tụng pháp lý tốn kém. Nó cũng chính là văn bản pháp lí. Khi một bên phá vỡ hợp đồng tức là không thực hiện đúng các điều khoản đã kí kết thỏa thuận thì hợp đồng ngoại thương chính là văn bản pháp lí trước pháp luật, giúp một bên nhận tiền bồi thường từ bên còn lại.

Đọc tiếp: Dịch vụ nhập khẩu ủy thác: https://nguyenanhlogistics.com/uy-thac-xuat-nhap-khau

Đó chính là nội dung cơ bản của một hợp đồng ngoại thương mà Nguyên Anh đã cung cấp cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu về vận chuyển hàng quốc tế hãy liên hệ ngay với Nguyên Anh để được sự phục vụ tốt nhất.

Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh

Trả lời