Tùy theo điều kiện thương mại ký trong hợp đồng ngoại thương, thì việc vận chuyển sẽ có hai trường hợp đó là công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện CIF hoặc là xuất khẩu, làm vận đơn trong điều kiện FOB. Trong bài viết này Nguyên Anh sẽ cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu về việc làm vận đơn trong điều kiện fob cùng những ưu điểm và nhược điểm của nó.
Làm vận đơn trong điều kiện FOB cần những gì?
Về việc chuẩn bị chứng từ thì gồm các bước sau:
1.Bộ chứng từ gồm:
– 2 tờ khai nhập khẩu (1 tờ người khai hải quan lưu, 1 tờ hải quan lưu)
– Hợp đồng mua bán
– Vận đơn đường biển (Bill of Lading/Master bill of Lading): là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đường biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó.
– Invoice
– Packing list
Các giấy tờ khác liên quan:
– Giấy chứng nhận xuất xứ
– Giấy chứng nhận số lượng,chất lượng, trọng lượng
– Giấy khử trùng…
2.Làm thủ tục hải quan
3.Nhận hàng nhập khẩu
4.Lập các chứng từ cần thiết liên quan tới quyền lợi của khách hàng quy trình nhập khẩu
5.Quyết toán với khách hàng
Có 2 phí cần thu: Phí chứng từ và phí dịch vụ giao nhận.
Thế là việc làm vận đơn trong điều kiện FOB đã xong.
Hiện thực về việc làm vận đơn trong điều kiện fob
Theo bài viết của Ferrari Man có tiêu đề về việc xuất khẩu, giao hàng, làm vận đơn trong điều kiện fob – doanh nghiệp tự làm khó mình thì Fob đang mang lại những khó khăn cho người sử dụng. Tại sao lại thế, hãy cùng tìm hiều ngay bây giờ cùng Nguyên Anh.
1.Khó khăn khi làm vận đơn trong điều kiện fob
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng Việt Nam đang đi ngược với xu thế của toàn cầu khi xuất khẩu theo giá FOB và nhập khẩu theo giá CIF. Khó khăn họ gặp phải là:
-Theo FOB người bán phải giao hàng lên tàu, tuy nhiên người bán không thể tự đưa container hàng lên tàu mà chỉ có thể giao tại các bãi (CY-container yard) hoặc tại các kho hàng lẻ( CFS- container freight station). Như vậy có nghĩa là thực tế người bán đã giao hàng tại CY/CFS nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho tới khi hàng hóa được bốc lên tàu.
-Các doanh nghiệp phải chịu lãi do vay ngân hàng, giao hàng chưa thể lấy tiền ngay vì thời gian container giao cho người chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận được vận đơn (B/L- bill of lading) của hãng tàu phải mất từ 5-7 ngày, mùa cao điểm có thể mất hơn 10 ngày.
-Người bán rất lệ thuộc vào tàu/container do người bán là người kí kết hợp đồng và quyết định phương thức vận chuyển. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản
Xem thêm:
2.Lí do tại sao doanh nghiệp vẫn xuất FOB?
-Ảnh hưởng lớn nhất lên quyết định dùng FOB chính là tập quán: sự ra đời sớm và sử dụng rộng rãi của điều kiện FOB khi vận tải container chưa phát triển sẽ hình thành thói quen lối mòn cho doanh nghiệp với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB cùng lỗi sợ rủi ro mang tâm lí.
-Thiếu thông tin và kỹ năng: các doanh nghiệp chưa tiếp cận được nhiều thông tin về bảo hiểm, container, giá cước và lịch trình tàu, chưa thật sự hiểu rõ các điều kiện INCOTERMS và tâm lí nhân viên ngại tính toán tỉ lệ phí bảo hiểm, cước tàu,..nên thường thích chào hàng theo giá FOB.
-Hoạt động logistic, bảo hiểm: để chuyển sang điều kiện xuất khẩu khác( ví dụ như FCA,CIF,…) các doanh nghiệp cần tìm được những đối tác tin cậy trong lĩnh vực logistic, bảo hiểm, các hãng tàu,… nhưng hiện nay các công ty logistics, các hãng tàu và việc môi giới bảo hiểm chưa phát triển mạnh ở Việt Nam vẫn chưa thực sự làm cho các doanh nghiệp yên tâm.
Trong bài viết này Nguyên Anh đã nói về vấn đề làm vận đơn trong điều kiện fob. Qua đó, hy vọng giúp cho bạn đọc có được thêm thông tin về xuất nhập khẩu. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về xuất nhập khẩu bạn có thể theo dõi bài viết trên trang của Nguyên Anh mỗi ngày.
Xem tiếp: Vận chuyển đường biển trọn gói
Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh
Địa chỉ:
– Hà Nội: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– TP Hồ Chí Minh: 203/19/3E, Huỳnh Văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp , TP HCM
– Hải Phòng: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
Số điện thoại: 0901-565-222