quy-trình-làm-hàng-xuất-khẩu-đường-biển

Quy trình làm hàng xuất khẩu đường biển gồm những bước gì là câu hỏi mà rất nhiều bạn chưa vào nghề hoặc mới bắt đầu tìm hiểu rất quan tâm. Ở bài viết này mình sẽ nói về quy trình làm hàng xuất khẩu đường biển bằng container (FCL), xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển

quy-trình-làm-hàng-xuất-khẩu-đường-biển

Quy trình làm hàng xuất khẩu đường biển

Quy trình làm hàng xuất khẩu đường biển

Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đây là khâu quan trọng nhất trong tất cả các bước vì nó quyết định đến lợi nhuận của cả công ty. Nếu bạn đàm phán lần đầu tiên thì đây chính là bước tạo uy tín và cơ sở để khách hàng làm việc có làm việc tiếp theo hay không

Xin giấy phép xuất khẩu

Nếu công ty của bạn không có giấy phép xuất khẩu thì phải xin giấy này và xin một lần dùng cho nhiều lần

Đặt booking và lấy container rỗng

Nếu bạn bán CIF thì phải liên hệ với hãng tàu hoặc FWD để tìm giá tốt cho việc vận chuyển lô hàng. Trên thị trường cố một số hãng tàu hoặc FWD trích phần tram hoa hồng cho người đặt booking. Nếu bạn bán FOB thì không cần phải liên hệ tàu đặt booking mà consignee sẽ là người đặt

Quy trình lấy container rỗng tại cảng: xuất CIF sau khi có booking thì bạn phải ra cảng đổi lấy booking confirmation tại thương vụ cảng. Việc lấy booking confirmation này xác nhận với hãng tàu rằng bạn đồng ý lấy container và seal. Ở bước này bạn phải nói với nhà xe lấy container sạch tốt không phải sửa chữa, nếu lấy container hư mà vẫn ký vào phiếu e thì bạn sẽ phải tốn phí sửa chữa container đó. Nếu xuất FOB thì bạn sẽ nhận được transport confirmation và đem đi đổi lấy booking, các bước sau làm tương tự CIF

Chuẩn bị và kiểm tra hàng xuất

Sau khi nhận được đồng ý của khách hàng về hóa đơn chiếu lệ, công ty ra kế hoạch sản xuất hàng hóa để đảm bảo số lượng hàng hóa và chất lượng như trong hợp đồng

Khi đã có booking, nhân viên xuất nhập khẩu lên kế hoạch lấy container đóng hàng và kiểm tra hàng lần hai trước khi niêm seal

Cần chú ý kiểm tra container có bị lủng, hư ván sàn không vì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hàng hóa. Nếu sau này consignee nhận hàng xong trả container bị hư hãng tàu sẽ không nhận lai hoặc bắt bồi thường phí sửa chữa container          

Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)

Đóng hàng tại kho: ở bước này người làm xuất nhập khẩu với đội ngũ kỹ thuật và công nhân tại nhà máy để đóng hàng. Lưu ý pallet chủng loại, đúng kích thước, số lượng, số lớp cát tông theo quy định của người nhập hàng, ghi ký hiệu, in ấn trên từng package như thế nào…

Lưu ý: ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo khách hàng yêu cầu vì nó liên quan đến hợp đồng ngoại thương (tên hàng, tên nước sản xuất, trọng lượng tịnh, các ký hiệu vận chuyển…)

Đóng hàng tại cảng: bước này cũng không khác nhiều so với đóng hàng tại kho, tuy nhiên giấy tờ phức tạp và nhiều thủ tục hơn. Bạn cần cho nhân viên của mình đi kiểm tra và giám định việc đóng hàng

Mua bảo hiểm hàng

Bạn có thể liên hệ một số công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của mình, mức mua sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn

Làm thủ tục hải quan

Nếu đóng hàng tại kho thì sau khi giao hàng xong mới làm thủ tục còn đóng hàng tại cảng thì đăng ký làm thủ tục hải quản trước khi container được hạ

Mở tờ khai hải quan: cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như giấy giới thiệu nhân viên giao nhận, giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp gồm 2 bản (hải quan giữ 1 bản bạn giữ 1 bản), tờ khai hải quan 2 bản theo mẫu, hợp đồng ngoại thương, invoice hóa đơn thương mại và packing list

– Đăng ký tờ khai

– Đóng phí

– Lấy tờ khai

– Thanh lý tờ khai

– Vào sổ tàu

– Thực giấy tờ khai hải quan

Giao hàng cho tàu

Sau khi kết thúc công việc thông quan cho lô hàng (hàng đã được thanh lý), công việc tiếp theo của bạn là phải cung cấp bill chi tiết để hãng tàu vận đơn. Bước này phải được làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước trục xuất. Bước này kết thúc bằng việc bạn phải nhận được vận đơn đường biển: có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill

Thanh toán tiền hàng

Người làm xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói packing list, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, giấy chứng nhận khử trùng. Nếu bạn thanh toán bằng L/C thì phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo

Trả lời