Hiện nay thuật ngữ thực phẩm chức năng được sử dụng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết thực phẩm chức năng là gì, vì khái niệm này vẫn chưa được chuẩn hóa quốc tế. Ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức lại định nghĩa thực phẩm chức năng theo cách hiểu riêng. Ngay như ở Việt Nam còn không có văn bản pháp luật nào định nghĩa về thực phẩm chức năng.Vậy thực phẩm chức năng là gì? Cùng Nguyên Anh tìm hiểu ở bài viết này.

I. Thực phẩm chức năng là gì?

Khái niệm do IMC nêu: “Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm được dùng nhằm để hỗ trợ chức năng của các/nhiều bộ phận trong cơ thể người; có tác dụng dinh dưỡng; tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng cũng như giảm nguy cơ gây bệnh”

Thực phẩm chức năng

Xem ngay Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Thông tư này sẽ chỉ ra cho các bạn hiểu thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là như thế nào, hàm lượng sản phẩm như thế nào sẽ thuộc nhóm thực phẩm nào.

II. Căn cứ pháp lý:

Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định…”. Như vậy, đối với mặt hàng TPCN nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định:

  1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

III. Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

1.Công bố hợp quy

Để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng trước hết bạn sẽ cần có công bố thực phẩm với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Việc công bố nên thực hiện trước khi hàng về.

công bố hợp quy

Cũng giống như hồ sơ Công bố thực phẩm nhập khẩu mà tôi từng chia sẻ với các bạn, thực phẩm chức năng nhập khẩu cũng có hồ sơ công bố như vậy.

Dù là công bố hợp quy hay công bố phù hợp thì hồ sơ công bố thực phẩm chức năng đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Rất nhiều doanh nghiệp làm công bố thực phẩm chức năng nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ: Xuất trình đăng ký kinh doanh có ngành nghệ kinh doanh thực phẩm. Vì vậy, để làm được công bố bạn cần lưu ý vấn đề này nhé.

Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó. Đây là giấy tờ cực kỳ quan trọng, không những là tài liệu cần phải bổ sung trên hồ sơ online mà còn rất nhiều trường hợp phải mang lên gặp chuyên viên để đối chiếu. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là nội dung trên CFS phải chuẩn và tên sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.

Tài liệu chứng minh công dụng. Tài liệu này không phải là bản catalogue giới thiệu sản phẩm mà là tài liệu khoa học do một cơ quan nào đó cung cấp, chứng minh về công dụng của sản phẩm, về thành phần nào trong sản phẩm mang lại công dụng đó. Lưu ý rằng, tài liệu này cần có xác nhận của cơ quan, tổ chức cung cấp.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Phiếu kết quả này cần thiết khi làm công bố thực phẩm. Thực ra, trước khi gửi hồ sơ công bố lên cục ATTP, các đơn vị làm công bố cần mang mẫu đi thử nghiệm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các chỉ tiêu trong Quy chuẩn hoặc dựa vào thành phần, mục đích sử dụng để công bố các chỉ tiêu phù hợp. Thường các đơn vị nhập khẩu sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về và xin xác nhận hàng mẫu để lấy mẫu đi thử nghiệm (lại là một bước công việc khác phải làm từ trước)

xem thêm: Dịch vụ nhập hàng Trung Quốc

2.Hồ sơ

Thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
  2. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
  3. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
  4. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
  5. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
  6. Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  7. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;

3.Các bước thực hiện

Bước này bạn sẽ thực hiện khi hàng về tới cảng, trình tự cơ bản sẽ như sau:

  1. Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3, tại Tp. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội)…
  2. Khai & truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt,
  3. Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản Chuyên viên tại trung tâm bạn đã đăng ký tới kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra
  4. Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, bạn nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Còn nếu kết quả không đạt thì xin chia buồn, lô hàng của bạn sẽ không được thông quan đồng nghĩa với việc bạn phải xuất trả lô hàng đó. Chẳng ai muốn rơi vào tình huống này, vì rất mất thời gian và tốn chi phí.

Trên đây là những nội dung chính về thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mà bạn cần lưu ý. Nguyên Anh mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan để hoàn thiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng, để từ đó có thể đưa những thực phẩm tốt từ các nước về với người tiêu dùng Việt Nam

Nếu thấy có thông tin hữu ích, hãy like + share để bạn bè cùng biết.

Trả lời