Thủ tục tái xuất và gửi kho ngoại quan của hàng hoá miễn thuế

Để làm được thủ tục xuất và gửi kho ngoại quan của hàng hóa miễn thuế, quý khách có thể cùng Nguyên Anh logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thủ tục tái xuất và gửi kho ngoại quan của hàng hoá miễn thuế

Thế nào là kho ngoại quan?

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).

Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

  1. Điều kiện thành lập kho ngoại quan – Thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan

Điều kiện doanh nghiệp tiến hành Thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan:

+Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

+Có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+Có kho, bãi, tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan

+Có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hoá

Hồ sơ xin thành lập:

+Đơn xin thành lập kho ngoại quan

+Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi

+Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi

3.Thủ tục cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan. Trong thời hạn 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra và báo cáo Tổng cục Hải quan ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan, hoặc có văn bản trả lời không đủ điều kiện cấp.

Tổng cục Hải quan rút Giấy phép hoạt động kho ngoại quan trong các trường hợp:

+Chủ kho ngoại quan có đề nghị.

+Chủ kho ngoại quan có vi phạm pháp luật đến mức phải rút giấy phép.

+Trong thời hạn 6 tháng không đưa kho vào hoạt động mà không có lý do chính đáng.

Tham khảo nhập khẩu ủy thác hàng Trung quốc :
https://nguyenanhlogistics.com/uy-thac-xuat-nhap-khau/

Thủ tục tái xuất và gửi kho ngoại quan của hàng hoá miễn thuế

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Khai tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II và khai vận chuyển kết hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

– Bước 2: Nộp, xuất trình bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC cho Hải quan quản lý kho ngoại quan.

– Bước 3: Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

  1. Cách thức thực hiện: Thực hiện trên hệ thống thông quan điện tử, tại trụ sở cơ quan hành chính
  2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (nếu có): 02 bản chính.

+ Nộp 01 bản chụp vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ);

+ Nộp 01 bản chụp giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương khi đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất đi nước khác phải được cấp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập, tái xuất;

+ Nộp 01 bản chính giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Xem thêm: thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  1. Thời hạn giải quyết:

– Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.

– Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan năm 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

  1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chứ
  2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

–  Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan;

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

–  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

–  Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu được cập nhật trên Hệ thống.
  2. Phí, lệ phí: hàng hóa gửi kho ngoại quan thu lệ phí làm thủ tục hải quan một lần khi làm thủ tục nhập kho, khi xuất kho không thu; mức thu là 20.000 VNĐ/tờ khai.
  3. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (mẫu HQ/2015/NK).
  4. Yêu cầu, điều kiện thực thi thủ tục hành chính:

Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:

– Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;

– Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

– Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Trả lời