Nếu ai mới vào lĩnh vực vận tải biển, chắc hẳn sẽ thấy chỉ số BDI, nhiều người còn thắc mắc về chỉ số này, chưa hiểu nó là gì? Nguyên Anh sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn biết trong bài viết này.

I.Chỉ số BDI là gì?

BDI viết tắt của Baltic Dry Index, tạm dịch là “Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic” là một chỉ số do Sở giao dịch Baltic (Baltic Exchange) trụ sở tại Luân Đôn công bố hằng ngày để đánh giá mức phí thuê tàu chở những mặt hàng nguyên liệu thô như: quặng sắt, than, xi măng, ngũ cốc…

Mặc dù tên gọi có liên quan đến Baltic, nhưng chỉ số này không giới hạn trong phạm vi vùng Baltic. Thực tế, BDI theo dõi cước vận chuyển của các loại hàng khô chở xô trên phạm vi toàn cầu.

Chỉ số này được cập nhật năm ngày trong tuần

Trên thực tế, chỉ số Baltic Dry Index không giới hạn ở riêng vùng biển Baltic mà nó thể hiện những biến động của giá cước vận chuyển các loại hàng khô qua đường biển trên phạm vi toàn cầu.

II.Chỉ số BDI ra đời như thế nào?

“Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic” (BDI) xuất hiện từ ngày 4/1/1985, khi Sở giao dịch Baltic (Baltic Exchange) – trụ sở tại Lon Don bắt đầu công bố một chỉ số cước hàng ngày có tên là Chỉ số cước Baltic (Baltic Freight Index – BFI), tiền thân của BDI.

Ban đầu, BFI bao gồm 13 tuyến vận tải chuyên chở hàng hóa chủ yếu là phân bón, than đá. Sau đó, BFI được xây dựng làm cơ chế thanh toán cho loại hợp đồng mới ra đời tên là Baltic International Freight Futures Exchange (BIFFEX). Chỉ số BFI nhanh chóng nhận được sử thừa nhận rộng rãi trên phạm phí toàn cầu như là một phương pháp chung đáng tin cậy nhất của thị trường cước tàu hàng khô.

Đầu tháng 11/1999, chỉ số BDI đã thay thế BFI như một công cụ thanh toán cho BIFFEX. Và BDI khi đó mới ra đời, được tính bằng bình quân của 3 chỉ số BPI, BCI, BHSI. Chỉ số BDI được coi là chỉ số chung của thị trường hàng rời khô

Biểu đồ chỉ số BDI từ 2003-2012.

Biểu đồ Chỉ số BDI trong vận tải biển

Biểu đồ chỉ số BDI từ 2003-2012.

Tầm quan trọng của BDI.

Chỉ số BDI được cập nhật hàng ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu), ở các tuyến khác nhau sẽ có các thông tin về giá cả được các nhà môi giới viên gửi tới. Thông thường, giá cước thực tế ở các tuyến được chọn sẽ được gửi về cho sàn Baltic. Từ đó, giá cước từng tuyến sẽ được sàn Baltic tính theo công thức có sẵn.

Công thức tính BDI như sau:

BDI = ((CapesizeTCavg + PanamaxTCavg + SupramaxTCavg + HandysizeTCavg)/ 4) * 0.113473601

Trong đó:

– TCavg = Time charter average: mức cước thuê hạn định bình quân (của mỗi cỡ tàu Capesize, Panamax, Supramax, Handysize)

– 0.1,13473601 là một hệ số, lần đầu tiên được áp dụng khi BDI thay thế cho BFI, và hệ số này được thay đổi theo các năm khi các chỉ số thành phần và phương pháp tính toán được thay đổi.

Chỉ số BDI gián tiếp đánh giá nguồn cung và cầu trên toàn thế giới đối với hàng hóa vận chuyển trên các tàu hàng rời như vật liệu xây dựng, than đá, quặng kim loại và ngũ cốc.

Do hàng rời chủ yếu bao gồm các vật liệu đóng vai trò nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm như bê tông, điện, thép và thực phẩm. Do vậy, chỉ số BDI được coi là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng hàng đầu bởi nó dự đoán sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế trong tương lai.

Chỉ số BDI

III.Các loại tàu chở hàng

Hiện nay, vận tải đường biển thường sử dụng một số loại tàu sau:

1.Tàu container (container ships)

Là loại tàu chuyên dụng chở container, có trọng tải rất lớn ( 1.000 đến 5.000 TEU ), tốc độ cao trên 26 hải lý/giờ. Đặc biệt, loại tàu này không có cần cẩu trên tàu mà sử dụng cẩu giàn trên bờ của các cảng. Một đặc điểm đáng lưu ý của loại tàu này là chúng có diện tích đáy hầm hàng bằng hoặc lớn hơn so với diện tích miệng hầm hàng, đồng thời có các két nước dằn ở hai bên mạn tàu tạo cân bằng khi xếp container thành nhiều hàng, nhiều tầng.

2.Tàu chở hàng rời (bulk carriers)

Là loại tàu có công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, nó có thể vận chuyển những hàng hóa ở dạng thô, khô ( bulk cargo) như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu không có đóng thùng hay bao kiện và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu.

Tàu chuyên dụng chở hàng rời là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc, có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường chắc chắn chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.

3.Tàu chở dầu

Là tàu chuyên vận chuyển chất lỏng các sản phẩm từ dầu mỏ, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí tự nhiên hóa lỏng, hóa chất, rượu và thức ăn khác. Được biết, thị phần tàu chở dầu chiếm một phần ba trọng tải thế giới.

4.Tàu làm lạnh

Thường được gọi với cái tên container lạnh là tàu vận tải biển tiêu biểu thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa mau hỏng với yêu cầu có hệ thống kiểm soát nhiệt độ (chủ yếu là hoa quả, thịt, cá, rau quả, chế phẩm từ sữa và các thực phẩm khác).

Đọc thêm: https://nguyenanhlogistics.com/van-chuyen-duong-bien/

Như vậy Nguyên Anh logistics đã nói rõ hơn về chỉ số BDI, hy vọng sau bài viết có thể có thông tin hữu ích cho các bạn.

Nếu thấy có ích, hãy like + share để ủng hộ chúng tôi.

Trả lời