Theo quy định của tổ chức hàng hải thế giới thì chỉ cung cấp bill cho shipper sau ngày tàu chạy. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển và những chủ hàng (Shipper) đang làm trái với quy định này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết của Nguyên Anh dưới đây về cung cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy
Lí do cung cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy
Đối với Shipper theo như thực tế thì cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy vì các lí do sau đây:
Thứ nhất, chủ hàng có thể hợp thức hóa bộ chứng từ thanh toán và nộp cho ngân hàng để lấy tiền một cách nhanh chóng (ngay cả khi chưa đóng hàng ). Đây là một hình thức chiếm dụng vốn của shipper đối với người mua hàng (consignee) và sử dụng tiền này để xoay vòng vốn cho mục đích khác của doanh nghiệp .
Thứ hai, một số chủ hàng bị “eo hẹp” hoặc quản lý dòng tiền không tốt nên thường xuất hiện hiện tượng “khát vốn” cũng sẽ yêu cầu các forwarder cấp House bill gốc trước ngày tàu chạy để lấy tiền trước. Trong thực tế ngành này, mình đã từng chứng kiến nhiều doanh nghiệp kéo cont về kho để cả nửa tháng và chịu tiền detention (phí lưu container) nhưng vẫn yêu cầu forwarder cấp House bill gốc trước cho họ để lấy tiền.
Có thể bạn quan tâm: phí Bill
Rủi ro đối với các bên liên quan sẽ như thế nào?
Trước hết thì xác suất xảy ra rủi ro cho forwarder là rất cao. Vì bill sẽ liên quan nhiều đến vấn đề thanh toán của shipper và consignee. Tại sao lại vậy, Giờ ta sẽ đi đến một ví dụ để dễ hình dung rõ vấn đề và những hệ quả liên quan đến việc cung cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy.
Một doanh nghiệp, công ty hay nói trong bài viết này chính là shipper bán một lô hàng về thực phẩm cho người mua tại Trung Quốc (consignee) với điều kiện CIF (người bán sẽ lo khâu vận chuyển/book tàu và nắm quyền chủ động hoàn toàn về thông tin cũng như hành trình tàu) và hợp đồng mua bán với người mua qui định hình thức thanh toán là L/C at sight. Shipper yêu cầu forwarder cấp House bill gốc cho họ trước ngày tàu chạy. Khi đã có trong tay House bill gốc, shipper sẽ làm một bộ chứng từ cho khách hàng tại Trung Quốc và thông báo hàng đã đóng và đã lên tàu nhưng thực tế thì không phải thế hàng chưa lên tàu và thậm chí là chưa đóng. Bởi như bạn đã biết, khi bill gốc trong tay ai thì người đó sẽ có quyền lấy tiền. Sau đó, shipper nộp bộ chứng từ đầy đủ cho ngân hàng và yêu cầu thanh toán. Rồi mang nhau ra tòa và forwarder phải chịu trách nhiệm cho bộ Bill mình đã phát hành trước đó. Không chỉ thế khi bạn hỏi khách hàng về mục đích của việc làm này thì chỉ được trả lời một cách rất mơ hồ là để chiết khấu hóa đơn.
Xem thêm: nên làm master bill hay house bill
Bởi vậy trong xuất nhập khẩu bạn nên hỏi cặn kẽ khách hàng để tránh rủi ro. Và bạn nên hỏi hình thức thanh toán giữa Shipper và Consignee là gì? Điều này thực sự quan trọng và cần thiết.
Trong bài viết này Nguyên Anh đã nói về vấn đề cung cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy. Qua đó, hy vọng giúp cho bạn đọc có được thêm thông tin về xuất nhập khẩu. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về xuất nhập khẩu bạn có thể theo dõi bài viết trên trang của Nguyên Anh mỗi ngày.
Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh
Địa chỉ:
– Hà Nội: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– TP Hồ Chí Minh: 203/19/3E, Huỳnh Văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp , TP HCM
– Hải Phòng: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
Số điện thoại: 0901-565-222