HS CODE CÓ KHÁC THỰC TẾ HAY KHÔNG?

Bạn đang muốn tìm hiểu đến sự khác biệt của mã HS CODE, bài viết dưới đây Nguyên Anh logistics sẽ giải đáp hs code là gì? Tầm quan trọng của hs code hiện nay và giải đáp theo bộ thông tư là hs code có khác thực tế hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

HS CODE CÓ KHÁC THỰC TẾ HAY KHÔNG?

Định nghĩa mã HS code là gì?

HS code là mã mà bắt buộc các bạn học xuất nhập khẩu phải biết. Bởi vì HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó.

Phân loại HS Code

a) Hệ thống hài hòa (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System):

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa thường được gọi tắt là “Hệ thống Hài hòa” hoặc “Hệ thống HS”, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của WCO.

b) Các khái niệm liên quan:

– Danh pháp: Hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ được dùng trong một ngành khoa học hay một lĩnh vực nghệ thuật.

– Thuế quan: Các nghĩa vụ về thuế xuất, nhập khẩu được đặt ra bởi chính phủ các nước.

– Biểu thuế Hải quan: Là một danh mục được đặt ra theo luật lệ của các nước nhằm mục đích thu thuế nhập khẩu.

– Phân loại: Việc sắp xếp các hàng hóa vào từng nhóm riêng biệt.

c) Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.

Tầm quan trọng của phân loại hs code

Đối với Chính phủ, HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

Đối với Doanh nghiệp, HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.

Có thể bạn quan tâm: 

Mã HS Code và những thông tin hữu ích

Hướng dẫn khai báo chứng từ đính kèm trên phần mềm khai hải quan

HS CODE có khác thực tế hay không?

Hướng dẫn về trường hợp bên nhà sản xuất áp dụng mã HS khác với mã HS theo pháp luật Việt Nam, Tổng cục Hải quan cho biết, việc khác biệt mã số HS trên C/O với mã số HS trên khai báo được quy định tại Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và Điều 17 Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương.

Theo đó, cơ quan Hải quan cần căn cứ thông tin khai báo về tên hàng hóa, mã số HS, mô tả hàng hóa khai trên tờ khai hải quan, C/O, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, kết quả phân tích phân loại, kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định tính họp lệ của C/O.

Trường hợp khác biệt mã số HS trên C/O với mã số HS trên khai báo không ảnh hưởng đến bản chất hàng hóa NK thì cơ quan Hải quan có thể xem xét chấp nhận tính hợp lệ của C/O. Trường hợp cơ quan Hải quan có cơ sở xác định hàng hóa NK trên C/O không phải là hàng hóa NK theo khai báo thì cơ quan Hải quan không xem xét chấp nhận tính hợp lệ của C/O.

Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc phân loại hàng hóa, xác định trước mã số hàng hóa hóa NK (áp dụng mã HS) được thực hiện theo các quy định tại Luật Hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; Thông tư số 14/215/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

Trường hợp Công ty có nhu cầu xác định trước mã số đối với hàng hóa dự kiến NK thì Công ty gửi hồ sơ Đề nghị xác định trước mã số cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC để làm cơ sở xác định mã số cho hàng hóa NK.

Bạn nên xem: Ưu điểm khi dùng dịch vụ vận chuyển đường biển giá rẻ

Trả lời