Phân biệt các loại container và công dụng từng loại

Bạn đang có một số những mặt hàng đang cần vận chuyển container, tuy nhiên bạn không biết vận chuyển container nào để phù hợp cho mặt hàng của mình? Bạn chưa phân biệt được các loại container và công dụng từng loại ra sao, kích thước như thế nào? Hãy cùng Nguyên Anh logistics trải nghiệm qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt các loại container và công dụng từng loại

Phân biệt các loại container

Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO.

Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa.

  1. Khái niệm:

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa – freight container – là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:

Có đặc tính bền vững, phù hợp cho việc sử dụng lại.

Có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường.

Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện.

Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra.

Thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 m khối.

Xem thêm: Seal là gì trong vận chuyển container đường biển

  1. Kích thước:

Container có nhiều loại và kích thước cụ thể từng loại tùy theo nhà sản xuất. Hiện nay, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu, kích thước cũng như ký tự mã hiêu thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO, trong đó ISO 668:1995 (E) quy định kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này.

Về chiều rộng là 8 feet.

Về chiều dài, container 40 feet được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có chiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40 feet và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa.

Về chiều cao, có 2 loại: thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch, loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch.

Tiêu chuẩn này cũng chấp nhận rằng tại một số quốc gia, có thể có các giới hạn về mặt pháp luật đối với chiều cao và tải trọng đối với container.

* Lưu ý: 1 feet = 1’ = 0,3048 m = 12 inch

Theo tiêu chuẩn ISO container được chia làm 7 loại chính:

  • Container khô
  • Container hàng rời
  • Container chuyên dụng
  • Container lạnh
  • Container mở nóc ( opentop )
  • Container mặt bằng
  • Container bồn

Phân biệt các loại container và công dụng từng loại

  1. Container khô (General purpose container)

Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC, 40HC). Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

  1. Container hàng rời (Bulk container)

Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.

  1. Container chuyên dụng (Named cargo containers)

Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống…

– Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến)

– Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.

Xem thêm: Giải pháp tin cậy trong việc vận chuyển container nội địa

  1. Container bảo ôn (Thermal container)

Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn.

Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp container lạnh (refer container)

  1. Container hở mái (Open-top container)

Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.

  1. Container mặt bằng (Platform container)

Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…

Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.

  1. Container bồn (Tank container)

Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.

Trên thức tế, tùy theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container theo kích thước (20′; 40’…), theo vật liệu chế tạo (nhôm, thép…)

Có thể bạn quan tâm: nhập khẩu ủy thác hàng trung quốc

Công dụng mà container mang lại

Với cấu tạo và khả năng chịu tải kinh thế, container tất nhiên dùng nhiều cho vận tải bằng tàu biển. Mình chả rõ có máy bay nào chở nổi 30 tấn bay trên bầu trời không? Vì chiếc DC 3 nổi tiếng cũng tải được hơn 11 tấn thôi.

Ngoài ra container có thể làm kho chứa đồ. Có thể bạn chưa biết, khả năng kín và không lọt sáng cũng là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công đấy. Với khả năng chịu tải và bền thế này, sau khi hết dùng cho vận chuyển, người ta thường dùng công cho các mục đích:

Làm nhà ở với quy mô từ cấp 4 trở lên đều được.
Làm văn phòng giá rẻ vì không phải bỏ nhiều vật liệu ra xây.
Làm kho chứa vật dụng.
Làm nhà di động.
Làm quán cafe. Tại Việt Nam hiện tại có 2 quán tại Đà Nẵng dùng container.
Làm khách sạn cho du khách ở những vùng đồi núi. Tại Mộc Châu và Đà Lạt đã có loại hình này rồi.
Làm sân khấu, hậu trường cho buổi biểu diễn nghệ thuật.
Và còn làm nhiều thứ khác, có thể chơi trò xếp hình container nếu bạn điều khiển được xe cẩu. Đùa thôi chứ không nên thử nhé!

Trả lời