Bạn quan tâm thủ tục nhập khẩu hàng hóa là gì? Quy trình nhập khẩu hàng hóa như thế nào? Để đơn giản, bài viết dưới đây Nguyên Anh sẽ tóm tắt tất cả mọi thắc mắc ấy của quý khách hàng.
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Loại hình nào khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Hiểu 1 cách đơn giản không máy móc thì nhập kinh doanh là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam để sau đó bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất (ra hàng hóa tiêu thụ trong nước). Ví dụ như :
- Nhập khẩu hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng;
- Nhập khẩu hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam
Hàng cấm nhập, xin giấy phép
Để tìm hiểu cụ thể về mặt hàng nào bị cấm nhập, phải xin giấy phép, hay phải công bố hợp quy, bạn có thể tìm đọc Nghị định 187/2013/NĐ-CP (lưu ý các Phụ lục), và thông tư 04/2014/TT-BTC.
Sau bước kiểm tra trên, khi mặt hàng muốn nhập không bị cấm, không cần giấy phép, hoặc sẽ thu xếp được giấy phép, bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Để tự nhập khẩu hàng hóa, hay thậm chí chỉ một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam, trước tiên bạn phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó. Trưởng hợp chưa có giấy phép, bạn có thể thông qua các công ty dịch vụ nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hải quan, Đại lý Hải quan tại Việt Nam … để ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng đó từ nước ngoài về Việt Nam.
Nếu tự nhập khẩu hàng hóa, bạn cần tìm được nguồn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đó ở nước ngoài, rồi ký kết Hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể phương thức Thanh toán quốc tế cũng như các giấy tờ cần thiết để bạn có thể giao nhận hàng.
tham khảo: https://nguyenanhlogistics.com/uy-thac-xuat-nhap-khau/
Các bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho một lô hàng
Sau đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ nhất về quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam:
Bước 1 – Khảo giá, tìm doanh nghiệp uy tín để đặt hàng nhập khẩu hàng hóa
Khảo giá mặt hàng cần nhập khẩu về Việt Nam một cách kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau, thị trường khác nhau. Sau khi quyết định loại hàng hóa cần nhập khẩu và lựa chọn được doanh nghiệp uy tín, bước tiếp theo bạn cần gửi Đơn đặt hàng (Order Sheet), thường bằng email hoặc các hình thức online khác. Trong Đơn đặt hàng – Order Sheet, bạn cần có ghi rõ các nội dung sau, nhưng đặc biệt lưu ý điều kiện thanh toán:
– Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN hoặc người bán hàng(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
– Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN hoặc người mua hàng(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
– Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…)
– Điều kiện và cách thức thanh toán
Khi đặt hàng bạn nên yêu cầu người bán hàng ở nước ngoài gửi luôn Proma Invoice vì có thể dùng Proma Invoice để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán).
Bước 2- Ký hợp đồng, xác định thời điểm vận chuyển hàng nhập khẩu về Việt Nam
Về nội dung hợp đồng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tham khảo mẫu chi tiết, cập nhật mới nhất trên mạng. Vì đây là hợp đồng giao thương với nước ngoài nên bạn cần chi tiết, đầy đủ và ràng buộc về tính pháp lý chặt chẽ nhất.
Bước 3 – Đóng gói hàng hóa, giao hàng tại cảng biển hoặc sân bay
Là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, bạn cần theo dõi sát sao quá trình nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng hàng và giao hàng tại cảng như thời gian đóng gói hàng, khi nào đóng gói, chi phí bao nhiêu, vận chuyển từ nhà máy đến cảng trong bao lâu chi phí thế nào… Việc theo dõi này có thể thực hiện thông qua các trang web mà hai bên thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp bằng điện thoại, email và các hình thức khác.
Khi có đầy đủ những thông tin này bạn có thể làm căn cứ để tính toán cho những lô hàng hóa nhập khẩu sau này, đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ nhập những lô hàng gấp.
xem tiếp: Tại sao nên thuê container?
Bước 4 – Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, hàng không
Dù lô hàng của bạn vận chuyển về Việt Nam bằng đường biển hay đường hàng không, bạn cũng nên chú ý các điểm sau:
– Tên hãng vận tải, số liên lạc, có trang web theo dõi đường đi lịch trình của hàng hóa không
– Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần
– Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
– Thời gian muộn nhất giao hàng là khi nào?
– Ngày đi/ngày đến
– Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
– Cảng đi/cảng đến
Bước 5 – Thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu
Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.
Bước 6 – Thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa
– Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
-Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
-Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
-Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
-Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
Bước 7. Trình tự nhận hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam
Chúc quý khách thành công !
Bản quyền thuộc về Nguyên Anh, một thành viên của Vĩnh Cát group.