Bạn đang thắc mắc không biết xử lý thuế Nguyên liệu, vật tư gia công tự ý tiêu huỷ làm sao, thủ tục như thế nào? Những điều khoản nghị định nào bạn nên biết về công việc này. Hãy cùng Nguyên Anh Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xử lý thuế Nguyên liệu, Vật tư gia công tự ý tiêu huỷ

Xử lý thuế Nguyên liệu, Vật tư gia công tự ý tiêu huỷ

Đầu tiên chúng ta sẽ Giải đáp vướng mắc của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP. Hà Nội về hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tiêu hủy của một số doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hướng dẫn:

Về thuế nhập khẩu, Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu.

 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Căn cứ điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

Các hình thức xử lý

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:

đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam.

Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài định mức, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:

  • Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
  • Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhận khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.

…d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:

  • Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát”.

Căn cứ điểm e và điểm f mục 8 công văn 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“8. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau (điều 64).

Tham khảo nhập khẩu ủy thác hàng Trung quốc: https://nguyenanhlogistics.com/uy-thac-xuat-nhap-khau/

Thủ tục hải quan giám sát việc tiêu hủy:

  • Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công thông báo thời gian, địa điểm tiêu hủy kèm theo văn bản thỏa thuận của bên thuê gia công và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về quản lý môi trường nếu doanh nghiệp trực tiếp tiêu hủy.

Trường hợp doanh nghiệp thuê thương nhân khác có chức năng xử lý phế liệu, phế thải thì phải có hợp đồng tiêu hủy (1 bản chính) và văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đối với thương nhân này (1 bản sao).

  • . Doanh nghiệp chủ động tổ chức việc tiêu hủy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác động của toàn bộ quá trình tiêu hủy đối với môi trường.
  • Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công cử 02 công chức Hải quan giám sát quá trình tiêu hủy.
  • Khi kết thúc tiêu hủy, các bên phải tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy theo đúng quy định. Biên bản này phải có chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp, dấu của doanh nghiệp có hàng tiêu hủy, họ tên, chữ ký của công chức Hải quan giám sát việc tiêu hủy, những người được Giám đốc doanh nghiệp giao thực hiện tiêu hủy.”

f) Về việc giám sát tiêu huỷ thực hiện theo quy định tại điểm d.2 khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Riêng việc tiêu huỷ máy móc thiết bị, nguyên liệu đối với các loại hình gia công và doanh nghiệp chế xuất cơ quan hải quan giám sát trực tiếp (trừ đối với trường hợp doanh nghiệp ưu tiên)”.

Như vậy, thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và phải thực hiện theo đúng quy định về môi trường nói trên. Cơ quan hải quan sẽ giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu của công ty (trừ trường hợp công ty là doanh nghiệp ưu tiên). Theo đó, quy định trên không quy định công ty phải nộp thuế cho số nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm tiêu huỷ.

Xem thêm:

Thủ tục tái xuất và gửi kho ngoại quan của hàng hoá miễn thuế

Xử lý thuế Nguyên liệu nhập khẩu bị hoả hoạn

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Về thuế GTGT, Căn cứ Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy hoàn toàn thì không phải nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT./.

Trả lời