Bạn đang có một kho nguyên liệu nhập khẩu nhưng bị hỏa hoạn cháy hỏng không thể đưa vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp xử lý thuế như thế nào?Bạn đang hoang mang không biết xử lý…, hãy để Nguyên Anh logistics giải đáp giúp bạn các xử lý thuế Nguyên liệu nhập khẩu bị hoả hoạn
Thông tư quy định trước khi xử lý thuế
Quy định về miễn thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu bị hỏa hoạn
Căn cứ vào khoản 5 điều 107 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì:
“Nguyên liệu, máy móc, thiết bi nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng do thiên tai, hảo hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra được miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu (trừ trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương trong sự kiện giàn khoan HD981 có hướng dẫn khác của Bộ Tài Chính thì thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó)” nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định.”
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010, Điều 111 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định:
“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế”.
Quy định tại Điều 59 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 thì :
“Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng”.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do hỏa hoạn tại thời điểm Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC có hiệu lực thì áp dụng chính sách xét miễn thuế, xét giảm thuế theo quy định tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Tham khảo nhập khẩu hàng Trung Quốc: https://nguyenanhlogistics.com/nhap-hang-trung-quoc
Xử lý thuế Nguyên liệu nhập khẩu bị hoả hoạn
Theo những quy định trên, nguyên vật liệu nhập khẩu bị hỏa hoạn, sẽ được miễn thuế, giảm thuế
Quy định về hồ sơ miễn giảm thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu bị hỏa hoạn.
Hồ sơ, thủ tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC:
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì một trong những hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm :“Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: nộp 01 bản chính.
Giấy chứng nhận giám định phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra hiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ”.
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 108 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì một trong những hồ sơ xét miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng, gồm “Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu, về tình trạng hàng hóa không còn giá trị sử dụng: 01 bản chụp;”
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 112 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì một trong những hồ sơ xét giảm thuế gồm “Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu: nộp 01 bản chính;”
Căn cứ các quy định nêu trên, cơ quan xác nhận số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Thời hạn nộp hồ sơ xét miễn thuế với nguyên vật liệu nhập khẩu bị hỏa hoạn
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 109 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì :
“Đối với nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, thời hạn nộp hồ sơ xét miễn thuế chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền xác nhận về mức độ thiệt hại”.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì:
“Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại”.
Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế quá thời hạn quy định nêu trên thì không đáp ứng quy định về thủ tục xem xét miễn thuế, giảm thuế.
Xem thêm:
Tra mã số thuế như thế nào là đúng?
Xử lý thuế Nguyên liệu, Vật tư gia công tự ý tiêu huỷ
“Điều 111. Các trường hợp xét giảm thuế
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
- Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại một phần hoặc còn giá trị sử dụng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, được giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ tổn thất (trừ trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương trong sự kiện giàn khoan HD981 có hướng dẫn khác của Bộ Tài chính thì thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó), nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ có thiệt hại thực tế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại;
b) Được cơ quan hải quan kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ liên quan, xác định không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì không được xử lý giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng”.
Do đó, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế.
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 112 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì một trong các chứng từ của hồ sơ xét giảm thuế là: “Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu”
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: Thành nho