Thủ tục nhập khẩu vải không dệt , mã hs vải không dệt, thuế suất nhập khẩu và chính sách nhập khẩu vải không dệt. Là một số thông tin khác mà Nguyen Anh Logistics sẽ giới thiệu với quý vị qua bài viết này.
Vải không dệt được nhập khẩu từ rất nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu. .. Nhưng thủ tục nhập khẩu vải không dệt bao giờ cũng giống nhau từ quy trình đến hồ sơ và mã hs.
Trước hết khi làm thủ tục nhập khẩu cần phải nắm được thông tin của loại vải này. Vải không dệt (non – woven fabric) là khái niệm được dùng trong công nghiệp sản xuất dệt may nhằm chỉ những loại vải được hình thành nên không phải qua quá trình dệt thoi hay dệt kim.
Vải không dệt được ứng dụng khá nhiều để làm găng tay, khẩu trang y tế, màng bọc, túi che nắng, túi cứu thương, mặt nạ phẫu thuật. ..
Tới đây, Nguyen Anh logistics sẽ làm rõ các thủ tục nhập khẩu, mã hs, thuế suất nhập khẩu và chính sách nhập khẩu vải không dệt.
Xem thêm các dịch vụ của chúng tôi : Nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT
Thủ tục nhập khẩu vải không dệt được quy định tại các văn bản luật sau đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
- Thông tư số 21/2017/ TT- BCT ngày 23/10/2017;
- Công văn 4470/TCHQ-TXNK ngày 16/09/2021;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo các quy định trên thì mặt hàng vải không dệt không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải không dệt được thực hiện như các mặt hàng thông thường khác.
Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu vải không dệt sẽ được quy định rõ ràng nhất tại Thông tư số 21/2017/TT – BCT. Đối với sản phẩm là vải không dệt hoặc vải không dệt dùng cho các sản phẩm tiếp xúc với cơ thể động vật. Thì phải có thông báo về hàm lượng formaldehyt trước khi đưa hàng hoá ra thị trường kinh doanh mua bán.
Xem thêm : Vận chuyển đường biển từ Hàn Quốc về Việt Nam
DÁN NHÃN HÀNG NHẬP KHẨU
Dán nhãn lên hàng hoá nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hoá nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn nữa. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp cho cơ quan hành chính kiểm soát được hàng hoá, biết rõ nguồn gốc và người có trách nhiệm đối với hàng hoá. Vì thế dán nhãn lên hàng hoá là
một trong những bước không thể thiếu khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải không dệt từ nhiều nước khác nhau ví dụ như : Nhập khẩu vải từ Trung Quốc
NỘI DUNG NHÃN MÁC
Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng vải không dệt, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:
- Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu vải không dệt nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.
VỊ TRÍ DÁN NHÃN TRÊN HÀNG HÓA
Dán nhãn lên hàng hoá là tốt, nhưng dán đúng chỗ mới cần thiết hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hoá cần phải dán lên mọi mặt của lô hàng như: Trên thùng carton, trên đồ nội thất, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất cứ nơi đâu miễn là thuận tiện quản lý và dễ dàng nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng chỗ sẽ giúp giảm bớt thời gian thông quan khi làm thủ tục nhập vải không dệt các loại.
Đối với hàng hoá bán trên thị trường thì cần phải ghi thêm các thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hoá, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất và cảnh báo an toàn.
NHỮNG RỦI RO GẶP PHẢI KHI KHÔNG DÁN NHÃN
Dán nhãn lên hàng hoá là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hoá không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hoá bị thay đổi. Thì nhà nhập khẩu phải đối diện với các rủi ro sau:
Bị phạt cảnh cáo theo quy định và mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
Không được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi chứng nhận xuất xứ sẽ bị huỷ bỏ;
Hàng hoá dễ bị mất hoặc bị hỏng nếu không có nhãn cảnh báo khi bốc xếp, vận chuyển.
Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị cần dán nhãn lên hàng hoá khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải không dệt. Nếu Quý vị chưa hiểu được rõ về các quy định của nhãn hàng hoá. Hãy liên hệ với hotline hoặc hotmail để được giải đáp.
MÃ HS VẢI KHÔNG DỆT
Tra mã hs là việc làm cần làm đầu tiên khi ta muốn làm thủ tục nhập khẩu vải không dệt. Mã hs sẽ ảnh hưởng đến chính sách nhập khẩu và thuế nhập khẩu của vải không dệt. vải không dệt được ghi định danh trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Mã hs vải không dệt như sau:
Mô tả | Mã hs | Thuế NK ưu đãi
(%) |
Mã hs vải không dệt từ filament nhân tạo | ||
Trọng lượng không quá 25 g/m2 | 56031100 | 12 |
Trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng không quá 70 g/m2 | 56031200 | 12 |
Trọng lượng trên 70 g/m2 nhưng không quá 150 g/m2 | 56031300 | 12 |
Trọng lượng trên 150 g/m2 | 56031400 | 12 |
Mã hs vải không dệt loại khác | ||
Trọng lượng không quá 25 g/m2 | 56039100 | 12 |
Trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng không quá 70 g/m2 | 56039200 | 12 |
Trọng lượng trên 70 g/m2 nhưng không quá 150 g/m2 | 56039300 | 12 |
Trọng lượng trên 150 g/m2 | 56039400 | 12 |
Theo như bảng trên cho thấy thuế suất nhập khẩu ưu đãi của vải không dệt là 12% có đầy đủ các loại và định lượng.
Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu thông thường. Để được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi này thì các lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O) .
Đối với hàng được nhập khẩu từ những thị trường như: Châu Âu, Ấn Độ, Australia, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Asean. Nhà nhập khẩu cũng nên yêu cầu người bán hàng cấp cho mình chứng nhận xuất xứ. Để có thể hưởng mức thuế suất nhập khẩu vải không dệt thấp nhất khi làm thủ tục.
Vải không dệt đã qua sử dụng khi thoả mãn đủ các điều kiện nêu trên, vẫn được phép nhập khẩu bình thường.
Thuế nhập khẩu vải không dệt phụ thuộc vào mã hs đã lựa chọn ở trên. Mỗi mã hs lại có một mức thuế suất cụ thể. Quý vị có thể tham khảo công thức tính thuế nhập khẩu dưới đây:
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo tỷ lệ:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế giá trị gtgt = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.
Trị giá CIF được tính theo giá trị xuất của hàng cùng với toàn bộ các chi phí mới vận chuyển được hàng về đến cửa khẩu ban đầu của nước nhập khẩu.
Mức thuế ưu đãi này thông thường là 0% áp dụng đối với hàng hoá được nhập khẩu từ những quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Australia, Ấn Độ và một số nước Asean. Muốn được hưởng mức thuế suất nhập khẩu đặc biệt này thì lô hàng đó phải có chứng nhận xuất xứ hay còn gọi là c/o.
Tham khảo thêm : Thủ tục nhập khẩu vali nhựa-vali nhập khẩu giá rẻ uy tín 2023
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT
Thủ tục nhập khẩu vải không dệt gồm các hồ sơ sau đây:
Tờ khai hải quan
Hợp đồng thương mại (Sale contract)
Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
Danh sách khách hàng (Packing list)
Vận đơn (Bill of lading)
Catalog (nếu có) , cùng một số chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
Trên đây là các chứng từ sử dụng khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải không dệt. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, vận đơn và chứng nhận xuất xứ (c/o) . Các chứng từ khác sẽ được cung cấp nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.
Trong những chứng từ trên thì tờ khai phải được khai ngay khi hàng đã đến cảng. Các chứng từ khác có từ đầu, vì vậy nhà nhập khẩu cần chuẩn bị sớm, tránh trường hợp hàng đã cập cảng xong mới chuẩn bị. Sẽ kéo dài thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu vải không dệt.
Giấy chứng nhận xuất xứ chỉ là chứng từ không bắt buộc trong bộ hồ sơ nhập khẩu. Tuy nhiên, nó cũng là quan trọng bởi vì nó tác động đến số thuế nhập khẩu mà quý vị sẽ phải được nhà bán hàng cấp c/o.
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT
Đối với vải không dệt thì thủ tục nhập khẩu như những mặt hàng thông thường khác. Quy trình thủ tục nhập khẩu vải không dệt gồm các bước sau:
BƯỚC 1. KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN
Sau khi có đủ chứng từ nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs vải không dệt. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan bằng phần mềm.
BƯỚC 2. MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả lại kết quả mở tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra rồi đem bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai. Tuỳ theo luồng xanh, vàng hay đỏ để tiến hành các bước in tờ khai.
BƯỚC 3. THÔNG QUAN TỜ KHAI HẢI QUAN
Sau khi xem xét kỹ hồ sơ nếu không có vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu vào tờ khai hải quan để thông quan hàng hoá.
BƯỚC 4. MANG HÀNG VỀ KHO BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước mở tờ khai và các thủ tục cần thiết khác đưa hàng hóa về kho. Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan hàng hoá nhập khẩu nói chung và việc nhập khẩu vải không dệt.
NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT
Khi làm thủ tục nhập khẩu quý vị cần phải chú ý những điểm sau đây:
Hàng hóa chỉ được nhập khẩu khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Vải không dệt đã qua sử dụng là hàng hạn chế nhập khẩu. Muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng nguyên liệu.
Chứng nhận xuất xứ c/o là giấy tờ rất cần thiết và liên quan đến mức thuế nhập khẩu.
Xem thêm : Thủ tục nhập khẩu nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại
Trên đây là bài viết giới thiệu các thủ tục nhập khẩu vải không dệt theo mã hs, thuế nhập khẩu, và quy trình nhập khẩu vải không dệt. Bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tiễn nhập khẩu vải không dệt phục vụ khách hàng của Nguyen Anh Logistics. Mọi thắc mắc và góp ý vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của công ty chúng tôi.
Địa chỉ và thông tin liên hệ :
VĂN PHÒNG HẢI PHÒNG
Địa chỉ: Phòng 402, tầng 4 toà nhà trung tâm thương mai, số 22 Lý Tự Trọng, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Điện thoại: 02253.569.688
Hotline: 0901.565.222 / Mr Thế Anh
Email: nguyenanhlogistics@gmail.com
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 165 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0901.565.222 / Mr Thế Anh
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ: Lô 1M6 TT6 Bắc Linh Đàm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0901.565.222 / Mr Thế Anh