Hướng dẫn lập hồ sơ C/O - Quy trình làm C/O

Bạn đang muốn lập hồ sơ C/O nhưng không biết lập như thế nào, quy trình làm C/O ra sao? Trong bài này Nguyên Anh logistics sẽ viết về định nghĩa C/O là gì, quy trình khai báo C/O và khi làm CO cần chú ý những gì.  Hiện nay việc làm CO có thể xác nhận trực tiếp trên mạng tại website của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội(covcci.com.vn )

Hướng dẫn lập hồ sơ C/O - Quy trình làm C/O

Định nghĩa C/O

C/O là chữ viết tắt của Certificate of Origin. C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ.

Các loại form C/O

Vì form C/O có liên quan đến hưởng miễn giảm thuế, do đó các bạn phải khai chính xác. Sau đây là tất cả form C/O đang được sử dụng tại Việt Nam.

+ C/O form A: ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước;

+ C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;

+ C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;

+ C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào;

+ C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;

+ C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;

+ C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;

+ C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);

+ C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU;

+ C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;

+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;

+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;

* Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam.

Tham khảo nhập khẩu ủy thác hàng Trung quốc :
https://nguyenanhlogistics.com/uy-thac-xuat-nhap-khau/

Hướng dẫn lập hồ sơ C/O

Để lập được một bộ hồ sơ C/O thì việc đầu tiên đó chính là chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các chứng từ sau:

+ Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)

+ Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI.)

Các chứng từ xuất khẩu:

  • Tờ khai hải quan hàng xuất (bản sao y) kèm theo bản gốc để đối chiều.
  • Commercial Invoice
  • Bill (bản sao y)
  • Các chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, từng trường hợp cụ thể:

Hóa đơn thu mua nguyên liệu trong nước hoặc cam kết về nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất lô hàng xuất khẩu.

Bảng kê định mức nguyên phụ liệu

TKHQ hàng nhập khẩu trường hợp lô hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gia công…

Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam.

Cam kết của người sản xuất trường hợp người xuất khẩu không trực tiếp sản xuất.

Trường hợp cần thể hiện các thông tin chi tiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên nhà sản xuất, chất phóng xạ thì các thông tin này phải có xác nhận của cơ quan chuyên ngành.

Xem thêm:

CO CQ là gì?

Bạn đã biết về CO mẫu VJ hay chưa?

*Lưu ý:

Cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ, khai báo trên mẫu C/O phải đánh máy vi tính, tất cả các chứng từ đơn xin C/O, mẫu C/O, Commercial Invoice phải được ký trực tiếp và đóng dấu của công ty.

Lưu trữ: Hồ sơ C/O doanh nghiệp phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp.

Lưu trữ: Hồ sơ C/O doanh nghiệp phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp.

Đối với doanh nghiệp lần đầu liên hệ cấp C/O cần:

  1. Lập hồ sơ thương nhân (theo mẫu);
  2. Đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký trên C/O;
  3. Nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng);
  4. Giấy chứng nhận mã số thuế (công chứng).

Quy trình làm C/O:

Gồm các bước sau:

1.Tiếp nhận và Kiểm tra C/O

2.Đánh số bộ C/O được cấp của từng công ty vào máy và Đóng số C/O theo số C/O hiện trên máy vi tính

3.Nhập máy các dữ liệu C/O

4.Hậu kiểm và Ký C/O

5.Đóng dấu C/O

6.Trả C/O

8.Chuyển lưu hồ sơ C/O.

Thời hạn cấp C/O

– Thời hạn cấp C/O không quá ba 03 ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;

– Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ;

– Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.

Trả lời