Trong số 3 địa danh vừa được lựa chọn phát triển trở thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong) thì Vân Phong là nơi được lựa chọn ưu tiên phát triển sớm nhất. Khu này được thành lập từ năm 2006 với mục tiêu sẽ trở thành cực tăng trưởng của cả khu vực miền Trung. Hãy cùng Nguyên Anh tìm hiểu về cảng này ở bài viết sau đây.

Giới thiệu

Cảng Vân Phong là dự án cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (loại 1A) lớn nhất Việt Nam. Nằm trong vịnh Vân Phong, khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Theo các nhà hoạch định, Vịnh Vân Phong có tiềm năng lớn cho việc xây dựng một cảng trung tâm.

cảng Vân Phong

Tiềm năng của cảng Vân Phong

Độ sâu tự nhiên

Điểm đặc biệt nhất của cảng Vân Phong là độ sâu tự nhiên tốt. Trong tổng số 110 km bờ biển có thể làm cảng tại Vịnh thì có tới 60 km bờ bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn có độ sâu từ 15 – 22m. Ngoài ra, luồng vào cảng ngắn có độ sâu trên 22 m và ổn định do không có dòng sông lớn hay hải lưu chảy vào. Độ sâu này gấp hai lần độ sâu giới hạn của luồng vào cảng Sài Gòn (10m), và gấp hơn 4 lần của cảng Hải Phòng (7m). Chiều rộng luồng nơi hẹp nhất là trên 400 m, cho phép tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn.

Vị trí địa lý

Vân Phong có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Đông và phía Bắc nên tránh được sóng, và có độ kín gió tốt nhất trong tất cả các cảng của Việt Nam, an toàn cho tàu ra vào cảng. Khu vực mặt nước của cảng cũng khá lớn với trên 43.500 héc ta, gấp ba lần vịnh Cam Ranh gần đó. Mặt đất bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn rộng 13.800 ha. Về tính ổn định của địa chất nền móng, nơi đây hoàn toàn không có núi lửa và động đất. Chân núi là đá granit, không có hang động, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình vĩnh cửu.

xem tiếp: dịch vụ vận chuyển đường biển

sơ đồ cảng vân phong

Thuận lợi

Vịnh Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế (tuyến châu Âu-bắc Á, châu Úc-đông Bắc Á, tuyến Vân Phong-Manila-Panama hoặc tuyến San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada). Ngoài ra, từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hongkong và Singapore.

Hiện tại, cảng Vân Phong chỉ có 2 khu bến. Một là khu bến Mỹ Giang ở phía nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu có năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350 nghìn DWT và dự kiến là 400 nghìn DWT vào năm 2020. Theo quy hoạch, cảng Vân Phong sẽ có khu bến thứ ba và sẽ là khu bến chính, cảng trung chuyển container, đó là khu bến Đầm Môn ở phía bắc vịnh Vân Phong

Ngoài ra, dự án của Thái Lan thực hiện kênh đào Kra nối liền Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, sẽ có tác động lớn đến vận chuyển hàng hải quốc tế. Kênh đào này sẽ mở đường trực tuyến cho tàu viễn dương từ châu Âu qua châu Á, Thái Bình Dương mà không còn phải đi qua eo biển Malacca và Singapore. Cảng Vân Phong sẽ là cảng biển lớn đầu tiên trên tuyến đường này.

Trả lời