Thực tế, các nhà xuất khẩu khập đã quá quen thuộc với Incoterms 2000 và đặc biệt là với CIF- bảo hiểm hàng hải. Mua CIF là việc quan trọng chủ hàng nên làm trong hành trình đường biển, khi hàng hóa gặp rủi ro sẽ gây nhiều tổn thất cho chủ hàng. Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm bạn cần lưu ý khi mua bảo hiểm hợp đồng cif. Muốn hiểu hơn về các lưu ý khi mua bảo hiểm hợp đồng cif, bạn hãy đọc bài viết dưới này của Nguyên Anh.

CIF là gì?

Điều kiện CIF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost, Insurance and Freight” dịch sang tiếng Việt là “Tiền hàng, bảo hiểm và cước vận chuyển”) được hiểu là người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc xếp hàng hóa (cảng gửi hàng).
Lưu ý khi sử dụng điều kiện CIF thì sau điều kiện này cần ghi rõ cảng đến (cảng đích). Ví dụ CIF – cảng Hải Phòng, có nghĩa rằng cảng đến là cảng Hải Phòng.

 lưu ý khi mua bảo hiểm hợp đồng cif

Có thể bạn quan tâm: hợp đồng CIF

Phân bố nghĩa vụ liên quan đến bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa đã có phí bảo hiểm, xét về trách nhiệm thì đây thuộc trách nhiệm của bên bán. Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào, phạm vi ra sao… sẽ cần được các bên xác định cụ thể trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì sẽ áp dụng mức bảo hiểm tối thiểu theo qui định của các điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân Đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự. Mức bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm tiền hàng qui định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là 110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán.
Trong thực tế nếu bên mua yêu cầu và trả chi phí thì người bán sẽ mua bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động và dân biến nếu có thể mua được.

Một số lưu ý khi mua bảo hiểm hợp đồng cif


Chú ý đến điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng


Trong hành trình đường biển, hàng hóa gặp rủi ro gây tổn thất hoặc mất mát thì chủ hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại đòi người chuyên chở bồi thường. Đây cũng chính là hai trong những lý do thúc đẩy chủ hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa. Hiện nay, hầu hết người chuyên chở tàu chợ thường là thành viên của Công ước Hague 1924 và Hague-Visby 1968, trong đó quy định người chuyên chở chỉ có 3 trách nhiệm (cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển, trách nhiệm thương mại và trách nhiệm cấp vận đơn) cùng với 17 mục miễn trách nhiệm. Bởi vậy vận đơn là giấy tờ quan trọng và duy nhất để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán và người chuyên chở. Khi Phòng thương mại quốc tế – ICC soạn ra các điều kiện giao hàng,  nếu hai bên không còn có bất cứ thỏa thuận nào khác, người bán và người mua ký kết hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF thì người bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa để cho người mua hưởng lợi.

Chú ý đến điều kiện bảo hiểm

Hiện nay, phần lớn chủ hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa theo một trong ba điều kiện: A, B, C. Trong đó, điều kiện loại C được xem là tối thiểu nhất và điều kiện loại A được coi là tối đa.Vì vậy khi kí hợp đồng CIF bạn cần quan tâm đến điều kiện bảo hiểm. Bởi một số trường hợp khi đã mua bảo hiểm nhưng công ty bảo hiểm sau khi xem xét hồ sơ và kết quả giám định thì tuyên bố từ chối bồi thường vì tổn thất này là do một rủi ro bị loại trừ trong Hợp đồng bảo hiểm bao mà người bán đã ký với công ty bảo hiểm trước đó.

Xem thêm: so sánh FOB và CIF

Tìm hiểu kỹ về nghĩa vụ bảo hiểm


Từ việc xem xét kĩ điều kiện bảo hiểm đã mang lại học lớn cho các nhà nhập khẩu khi mua hàng theo điều kiện CIF là người mua nên tìm hiểu kỹ về nghĩa vụ bảo hiểm cũng như quyền bảo hiểm của người bán. Người mua cần phải tìm hiểu xem lô hàng NK của người mua có thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng bảo hiểm bao nào không. Người mua nên yêu cầu người bán cung cấp bản sao của hợp đồng bao để tìm hiểu xem có điều kiện loại trừ bảo hiểm bổ sung hay không. Người mua nên bổ sung các điều khoản có lợi cho mình tránh những rủi ro thiệt hại. Bởi người mua, người nhập khẩu là người thanh toán tiền hàng đã bao gồm cả tiền bảo hiểm hua người mua đã bỏ chi phí ra để mua bảo hiểm cho chính mình. Hiện nay, mua bảo hiểm cho hàng hóa không phải là một việc làm khó khăn hoặc không thể. Do vậy, để hạn chế rủi ro, người mua nên tự mua bảo hiểm cho mình thay vì nhờ người bán theo một số điều kiện cơ sở giao hàng phổ biến.
Với thông tin Nguyên Anh đã cung cấp chắc bạn đã nắm được những lưu ý khi mua bảo hiểm hợp đồng cif. Chúc bạn thành công.

Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh
Địa chỉ:
– Hà Nội: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– TP Hồ Chí Minh: 203/19/3E, Huỳnh Văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp , TP HCM
– Hải Phòng: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
Số điện thoại: 0901-565-222

 

 

Trả lời