I. CO form D 

CO form D được sử dụng ở đâu?

Trong giao dịch thương mại quốc tế, người nhập khẩu thường yêu cầu người xuất khẩu xuất trình bộ hồ sơ trong đó bao gồm CO. Khi có được CO hợp lệ, chủ hàng có cơ hội được hưởng ưu đãi về thuế lên đến vài chục %. Số tiền thuế phải nộp sẽ giảm đi đáng kể. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Các nước ASEAN, sử dụng CO form D.

Chủ hàng Việt Nam, khi nhập khẩu hàng từ các nước trong khu vực ASEAN mà xuất trình được CO hợp lệ, thuế xuất sẽ giảm đáng kể. Các quốc gia trong khối ASEAN bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

CO form D

Mẫu CO form D

CO form D được sử dụng khi nào?

 Hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D – là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:

 + Hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa

 + Được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên này đến một nước thành viên khác (Nước xuất khẩu là thành viên ASEAN và nước nhập khẩu là thành viên ASEAN). Gồm có các trường hợp:

  • Hàng được vận chuyển qua bất kỳ lãnh thổ của một nước ASEAN nào

Ví dụ: Hàng đi từ Singapore qua Lào vào Việt Nam.

  • Hàng được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác (hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu)

Ví dụ: Hàng từ Cảng Singapore đến cảng Sài Gòn.

  • Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian kế cận ASEAN, không phải là thành viên ASEAN, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:

ĐK 1: Quá cảnh là cần thiết vì do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng; Ví dụ: Hàng từ Philippines qua Hong Kong đến cảng Hải Phòng 

ĐK 2 Hàng hóa không được mua bán hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó.

ĐK 3 Không được có những thao tác gì tác động đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dở hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.

II. Quy trình cấp C/O form D

1. Hướng dẫn chung

  1. Nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ hàng hóa, để được kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cần thiết, sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu cho sau này. Có thể không áp dụng kiểm tra đối với một số hàng hóa có xuất xứ dễ xác định.
  2. Khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp mẫu D.
  3. Cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ được giao cấp Giấy chứng nhận mẫu D sẽ kiểm tra cụ thể từng trưỡng hợp, nhắm đảm bảo rằng:
  • Đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D đã được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký;
  • Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy chế xuất xứ.
  • Các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D phù hợp với các chứng từ kèm theo
  • Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và các loại kiện hàng được khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đơn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Giám đốc ký. (bàn chính)

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Bộ Thương mại ban hành đã được khai hoàn chỉnh do Thủ trưởng đơn vị ký. (bản chính)

Bản photo Form D đã khai:

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do một Công ty kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện (Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa do Công ty kinh doanh dịch vụ giám định cấp) (bản chính)

– Tờ khai hải quan đã thanh khoản; (bản sao)

– Hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói; (bản sao)

– Vận đơn; (bản sao)

– Hợp đồng (và các phụ kiện hợp đồng có liên quan) (bản sao)

Lưu ý:

* Các loại giấy tờ sử dụng bản sao đồng thời đem theo bản chính để đối chiếu.

* Đối với một số loại hàng hóa mà do bản chất (như nông sản, thủy sản tươi sống …) có thể dễ dàng xác định xuất xứ thuần túy tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể làm văn bản cam kết về xuất xứ hàng hóa do doanh nghiệp xuất khẩu thay cho Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

3. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D

Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng Anh.

Bộ Giấy chứng nhận mẫu D gồm 01 bản gốc và ba bảng sao carbon (carbon copy) có màu như sau:

  • Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
  • Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)
  • Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)
  • Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)

Mỗi bộ Giấy chứng nhận có tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp.

Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; bản sao thứ hai được cơ quan có thẩm quyền cấp giữ lại; bản sao thứ tư được nhà xuất khẩu giữ lại;

Sau khi nhập khẩu hàng hóa, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian thích hợp.

4. Thời hạn cấp

Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi, thì CO sẽ được cấp phát trong vòng 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ.

Như vậy là Nguyên Anh Logistics đã nói rõ hơn về CO form D, bài viết có sai sót hoặc bạn có thắc mắc gì hãy comment phía dưới bài viết.

 

Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh
Địa chỉ:
– Hà Nội: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– TP Hồ Chí Minh: 203/19/3E, Huỳnh Văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp, TP HCM
– Hải Phòng: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
Số điện thoại: 0901-565-222

Trả lời