thủ tục nhập khẩu máy cắt cnc

Thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC cần những hồ sơ gì để đảm bảo đúng quy định, bạn muốn biết thuế nhập khẩu cũng như quy trình nhập khẩu đang là thắc mắc của nhiều khác hàng. Do mặt hàng máy này  không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường. Hãy tham khảo bài viết này, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn, bài viết dưới đây của Nguyên Anh Logistics sẽ tổng hợp tất cả những vấn đề và khúc mắc bạn đang cần.

HS code máy cắt CNC và chính sách nhập khẩu

CNC là viết tắt của từ Computerized Numerically Controlled là việc ứng dụng công nghệ CNC để cắt kim loại theo đường cong bất kỳ dựa trên sự điều khiển của phần mềm máy tính. Máy CNC có thể làm việc trong không gian 2D, 3D,…Trong khi đó, các máy cắt kim loại truyền thống chỉ giải quyết được các đường cắt có hình thù nhất định. Máy CNC có thể hoạt động tốt cả trong không gian 3 chiều và dễ dàng thực hiện bởi phần mềm được thiết kế chuyên dụng.

thủ tục nhập khẩu máy cắt cnc

Trong sự phát triển của ngành công nghiệp hiện nay thì ứng dụng của máy CNC càng trở nên quan trọng và rất cần thiết trong nhiều nganh nghề, có thể liệt kê ra một số ứng dụng của gia công cắt CNC như:

– Khắc họa tiết, hoa văn, hình ảnh 3D, bảng hiệu, quảng cáo
– Khắc và cắt lên gỗ, lên các tấm bằng chất liệu mica, lên các mô hình
– Khắc lên pha lê, thủy tinh, kiếng đá
– Khắc, cắt vật liệu kim loại, gỗ

Máy CNC bao gồm rất nhiều dòng máy khác nhau như máy khắc, máy tiện, máy phai, máy bào v.vv. Nhưng tất cả đều hoạt động theo nguyên lý chung là trục chính sẽ di chuyển theo chiều Z từ trên xuống, bàn máy giữ sản phẩm theo trục X, Y đưa lưỡi cắt lên tất cả bề mặt sản phẩm

HS code máy cắt CNC, xin tham khảo nhóm 8455. Doanh nghiệp lựa chọn mã phù hợp với sản phẩm mình nhập khẩu

Mặt hàng máy cắt CNC chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.

Dựa vào tính chất, đặc điểm và thực tế hàng hóa để có thể áp mã HS code máy cắt CNC cho phù hợp nhất.

Chú ý: máy khắc cần phân loại theo tính năng và công dụng. Ưu tiên áp theo mã định danh, nếu không có mã định danh thì tuân theo 6 quy tắc áp mã HS.

Mã HS và thuế nhập khẩu của máy cắt CNC (Lưu ý: mã HS mang tính chất tham khảo)
Mã HS của máy cắt CNC: 846592
Thuế nhập khẩu ưu đãi của máy cắt CNC : 3%

Biểu thuế với máy cắt CNC

– Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

– Do công ty không cung cấp tài liệu kỹ thuật, catalogue, hình ảnh của hàng hóa nhập khẩu  nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác về mã HS của mặt hàng trên. Công ty có thể tham khảo các phân nhóm sau:

+ Phân nhóm 84.65: Máy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim, dán hoặc lắp rápbằng cách khác) dùng để gia công cắt CNC, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hay các vật liệu cứng tương tự.

– Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:

+ Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.

– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Về thuế suất công ty tham khảo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy khắc laser đảm bảo đúng quy định

Quy trình nhập khẩu máy cắt CNC như sau

Bước 1: Khai báo hải quan

Hồ sơ chuẩn bị: Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc; hợp đồng (sales contract), hóa đơn thương mại (commercial invoice), Quy cách đóng gói (packing list), Vận tải đơn (House bill), Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa

thủ tục nhập khẩu máy móc

Bước 3: Tính thuế

Bước 4: Nộp thuế, lệ phí

Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan

Khi họ tiếp nhận họ sẽ đóng dấu lên tờ giấy đăng ký, Cầm tờ này + bộ chứng từ làm thủ tục hải quan thông thường xuống Hải Quan nơi đăng ký mở tờ khai để nộp vàothông quan lô hàng kéo về kho thôi.

Hiện tại theo quy định của nhà nước để xin giấy phép nhập khẩu máy cắt CNC mất 7 ngày nhưng nếu sử dụng dịch vụ nhập khẩu máy khác cắt CNC nhanh của Nguyên Anh Logistic thời gian xin cấp phép chỉ còn 2 ngày làm việc.

Khi nào nên sử dịch vụ nhập khẩu ủy thác máy cắt CNC

Khi sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác qua bên thứ 3, công ty của bạn được hưởng nhiều lợi ích như:

  • Doanh nghiệp không có nghiệp vụ, kinh nghiệm về xuất nhập khẩu hàng hóa, làm việc với đối tác nước ngoài, các quy trình liên hệ, thanh toán, luật pháp sở tại các nước trong thương mại quốc tế
  • Doanh nghiệp mới thành lập, chưa có phòng ban xuất nhập khẩu riêng, muốn tập trung cho kinh doanh, sản xuất, phân phối thế mạnh của mình
  • Các cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không thể đứng tên làm thủ tục xuất nhập khẩu, ký hợp đồng với các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài

Nguyên Anh nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu ủy thác, nhập hàng trung quốc giá gốc, đàm phán mua hàng tại xưởng, vận chuyển hàng về việt nam nhanh chóng với mức giá ưu đãi nhất.

Chúng tôi có thế mạnh hiểu biết thị trường Trung Quốc, có đội ngũ chuyên gia am hiểu nghiệp vụ, có quan hệ rộng khắp các nhà cung cấp tại Trung quốc cam kết sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng, với những lợi ích vượt trội, tin cậy.

Trả lời