6 bước thủ tục nhập khẩu lô ống thép từ Trung Quốc về Việt Nam

Bạn đang muốn làm thủ tục nhập khẩu lô ống thép từ Trung Quốc về Việt Nam, tuy nhiên bạn còn chưa biết cách, vậy hãy cùng Nguyên Anh Logistics tìm hiểu nhé!

 6 bước thủ tục nhập khẩu lô ống thép từ Trung Quốc về Việt Nam

6 bước thủ tục nhập khẩu lô ống thép từ Trung Quốc về Việt Nam

Bước 1. Tìm nhà xuất khẩu và khảo giá

Điều đầu tiên là bạn phải tìm hiểu được hàng hóa của bạn và biết được các thông cụ thể về doanh nghiệp xuất khẩu (The exporter / saler).

– Về hàng hóa: Tên hàng hóa, chất lượng hàng hóa (có thể yêu cầu gửi hàng mẫu), quy cách đóng hàng, giá cả (nếu mua hàng số lượng nhỏ? Nếu mua số lượng lớn), thời gian sản xuất hàng, hạn sử dụng của hàng, hàng của bạn đã có nhiều công ty ở VN nhập chưa?.vv…

– Về doanh nghiệp xuất khẩu: Quy mô của công ty,? địa chỉ, số đt, email, skype, yahoo, ?? Thị trường của công ty? sản phẩm nổi bật nhất?

Sau khi tìm hiểu về công ty và hàng hóa thì bạn sẽ đặt hàng và lên kế hoạch nhập hàng. Kinh nghiệm của Vĩnh Cát logistics là bạn hãy nhập mẫu sản phẩm trước, sau khi kiểm tra mẫu cũng như chất lượng thì mình có thể đặt đồng loạt, tránh rủi ro cho doanh nghiệp của mình.

Xem tiếp: Thủ tục nhập khẩu sắt thép

Bước 2. Đặt hàng

Bạn có thể gửi Giấy đặt hàng (order ) cho nhà xuất khẩu  hoặc gửi email. Điều đó không quan trọng trong việc giao thương. Trong Đơn đặt hàng có ghi rõ các nội dung sau:

Thông tin The seller (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)

– Thông tin The Buyer (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)

– Thông tin hàng hóa (Tên hàng hóa, số  lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền)

– Điều kiện thanh toán ( thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ , điều kiện thanh toán )

– điều kiện giao hàng ( theo điều kiện giao hàng của incoterms )

– ngày , tháng , năm , số hợp đồng

Bước 3 . Thanh toán quốc tế

Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng giữa hai bên. Mình để ở bước 6 cho một lô hàng chung chung thôi nhé.

Thanh toán quốc tế thì bạn lưu ý chuẩn bị chứng từ đúng theo những gì ở trong hợp đồng đã nêu rõ nhé. Ví dụ: Trong hợp đồng nói điều khoản thanh toán TT 100% sau khi nhận được bản copy của BL, invoice, packing list thì bạn phải có đầy đủ giấy tờ thì họ mới chuyển nhé.

Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice.

Bước 4. Hồ sơ nhập khẩu chuẩn quốc tế

Salecontrac ( hợp đồng thương mại quốc tế )

Trong bài này mình không đề cập chi tiết đến những điều khoản trong hợp đồng.

Nhưng bạn nên chú ý đến 1 vài điều khoản sau:

– Tên hàng, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL nữa nhé.

– Nguồn gốc: (từ nước nào) Thông tin này quan trọng. Nếu thiếu thì hải quan sẽ làm khó bạn đó.

– Điều khoản thanh toán: Bạn cần xem xét nhiều góc độ nhé: về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu đi, nếu dùng LC thì xem xét cả thời gian vận chuyển nữa.

Những điều khoản khác bạn có thể tham khảo thêm một số sách được học trong trường hoặc

COMMERCIAL INVOICE

Theo thông tư 38 bộ luật hải quan, hồ sơ invoice là chứng từ bắt buộc phải cung cấp khi làm thủ tục hải quan, vậy nên các bạn chú ý về thông tin hóa đơn thương mại thật kỹ nhé, hãy so sách các số liệu với tờ khai hải quan phải khớp nhau, các tên nhà cung cấp , tên số liệu phải khớp nhau, các vấn đề nhỏ như đơn vị cũng phải đồng nhất, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng, đặc biệt những mặt hàng làm C/O FORM E càng chú trọng hơn về mã Hscode và tên mô tả hàng hóa.

Packinglist ( Phiếu đóng gói )

Đây cũng là hồ sơ khá quan trọng để làm thủ tục hải quan, để nhận hàng tại kho bãi, sai vận đơn, sai số kiện là bạn khó có thể lấy hàng được rồi đúng ko ?

Các chứng từ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa

Ngoài 3 hồ sơ chính là : salecontrac, invoice, packing còn rất nhiều hồ sơ liên quan, bạn hãy xem mình thuộc vào trường hợp nào trong đây nhé : FORM HỒ SƠ NHẬP KHẨU

 6 bước thủ tục nhập khẩu lô ống thép từ Trung Quốc về Việt Nam

Chọn phương thức vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Đây là điều mà bạn cân đối khi nhận được báo giá và cũng như tính chất công việc của công ty để chọn dịch vụ vận chuyển của công ty mình.

–           Vận chuyển hàng bằng đường AIR ( hàng không )

–           Vận chuyển hàng bằng đường Bộ ( By Truck )

–           Vận chuyển hàng bằng đường Biển ( By SEA )

Đối với mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đường bay thì nhanh hơn nhưng lại chi phí cao, ngược lại là đường biển giá siêu rẻ nhưng lại chậm, còn đường bộ thì giá vừa phải thời gian cũng vừa phải. Theo kinh nghiệm làm hàng 12 năm của Vĩnh Cát logistics, đối với những đơn hàng nhỏ dưới 50kg chúng ta nên chọn phương thức vận chuyển là đường AIR , từ 50 đến 2000kg đi đường bộ, trên 2000kg đi đường biển, đây là tham khảo vì nó còn phụ thuộc vào địa lý cũng như thời gian giao hàng của cty bạn.

Tùy từng điều khoản giao hàng, bạn cùng với The seller xác định ngày lên tàu, book tàu và vận chuyển hàng về cảng ở VN.

Nhà NK hay nhà XK đều có thể book tàu trực tiếp với hãng tàu, hay forwarder. Quan trọng là hai bên phối hợp sao cho tốt quá trình book tàu và vận chuyển hàng đến cảng. Nhà XK sẽ không ngại nếu như bạn nói bạn có thể làm tốt phần vận chuyển quốc tế. Hay nếu công ty bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển quốc tế, trong khi nhà XK làm tốt việc đó, thì hãy để họ giúp đỡ bạn. Trong việc giao thương quốc tế, quan trọng là hiệu quả như thế nào. Đừng cố ép nó theo điều khoản giao hàng đã định trong hợp đồng.

Bước 5. Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại Việt Nam

Như đã nói ở trên, đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Ở đây mình liệt kê một vài chứng từ nhé:

– Hợp đồng (Contract)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Danh sách hàng hóa (Packing list)

– Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)

– Kiểm dịch thực vật Phytosan

– Certificate of analysis

– Health certificate

– Certificate of free sale

– Công bố chất lượng

– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng

Có thể bạn quan tâm: Quy trình nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc

Bước 6. Lấy hàng và đưa hàng về kho.

Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này bạn chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container (hàng nguyên container – FCL) hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL), chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS làm nốt thủ tục hải quan tại kho bãi, rồi lấy hàng chở về địa điểm đích cho bạn.

Nhiều chủ hàng e ngại việc thủ xếp nhiều công đoạn, và muốn tìm công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ…

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hoặc thực sự muốn tập trung thời gian vào công việc thương mại của mình, việc thuê dịch vụ sẽ giúp bạn nhiều. Công ty tôi chuyên làm dịch vụ vận chuyển và thủ tục để phục vụ nhu cầu của công ty bạn.

Đến đây tôi xin kết thúc bài viết về thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng những kinh nghiệm và thông tin tôi trình bày ở đây giúp ích cho công việc của bạn

Nhập khẩu hàng trung quốc gián tiếp hay còn gọi là nhập khẩu ủy thác , đây là cách mà các cá nhân, cơ sở sản xuất, công ty không có chức năng nhập khẩu nên phải nhờ 1 công ty có chức năng, thẩm quyền , kinh nghiệm để đứng lên nhập khẩu và bán lại cho mình.

Trả lời