Theo công văn 1237/TCHQ-TXNK V/v: Phí CIC, DO, vệ sinh container là Khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (trừ chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). Theo đó, phí CIC/EIS, D/O, vệ sinh container liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng các Điều kiện cộng thì được xem xét là Khoản Điều chỉnh cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.Tuy nhiên, các loại phí kể trên các Cảng khai thác đã thu phí CIC, DO, vệ sinh container.

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các loại phụ phí cước và và phụ phí địa phương mà các hãng tàu và đại lí hãng tàu thu hiện nay, Nguyên Anh logistics xin giải thích về các chi phí này và giải thích tại soa các chi phí này phải cộng vào giá trị hải quan.

Chi phí DO, CIC, CCC

Chi phí DO, CIC, CCC vệ sinh container

  • D/O (Delivery Order) – Phí làm lệnh giao hàng:

Đây là phí mà hãng tàu và đại lí hãng tàu thu để phát hành lệnh giao hàng cho khách hàng. Khi có đơn hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì hãng tàu và đại lý hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến và phát hành D/O cho khách hàng của mình.

  • CIC (Container imblance charge) – Phí cân bằng vỏ container:

Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Những nơi thừa vỏ thường là các quốc gia thâm hụt thương mại lớn, chẳng hạn như Mỹ, EU, hay Việt Nam). Lượng container hàng nhập vào lớn hơn lượng xuất khẩu dẫn tới một lượng lớn vỏ container tồn lại. Theo thống kê, hiện có tới vài trăm nghìn vỏ container nằm tại các cảng của Mỹ do thiếu nhu cầu sử dụng để đóng hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, ngược lại ở một số quốc gia khác (chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ) lượng container hàng xuất khẩu lại lớn hơn nhiều so với lượng container hàng nhập vào. Và như vậy tình trạng thiếu vỏ đóng hàng xảy ra, nếu không có biện pháp bù đắp.

Việc thừa hay thiếu vỏ container ở mức độ nào đó là điều xảy ra thường ngày. Có lẽ khó có hãng tàu nào đảm bảo đủ vỏ tuyệt đối tại các cảng, các quốc gia. Và thường thì hãng tàu phải bỏ chi phí để điều vỏ rỗng để đảm báo đủ thiết bị cung cấp cho khách hàng. Hãng tàu có riêng một bộ phận chuyên trách (gọi là Bộ phận quản lý thiết bị – Equipment Control) trong việc theo dõi, tính toán việc chuyển rỗng sao cho hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí.

Tuy nhiên, khi sự mất cân đối trở nên nghiêm trọng, và chi phí chuyển rỗng lớn, hãng tàu tìm cách bù đắp chi phí này từ khách hàng. Đó là lý do ra đời của Phụ phí mất cân đối vỏ container, hay phụ phí điều vỏ rỗng.

Phụ phí này thường thu một mức nhất định cho một container, và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn, cho hàng đi từng tuyến. Nói cách khác, về lý thuyết, hãng tàu chỉ thu phụ phí này khi có sự phát sinh chi phí lớn trong việc chuyển vỏ container từ nơi này đến nơi khác.

Tại Việt Nam phí CIC chỉ áp dụng cho hàng nhập.

  • Cleaning fee – Phí vệ sinh container:

Phí vệ sinh container rỗng sau khi hàng nhập khẩu được dỡ khỏi container.

Phí này áp dụng cho hàng nhập và tính theo mỗi container.

  • COD (Change of Destination) – Phụ phí thay đổi nơi đến:

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

  • DDC (Destination Delivery Charge) – Phụ phí giao hàng tại cảng đến:

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

Xem thêm:

Quy trình làm hàng nhập Air ở sân bay TS

Phí cân bằng container

Chi phí DO, CIC, vệ sinh container phải cộng vào trị giá hải quan

Lý giải về việc cộng các khoản phí này vào việc khai báo trị giá Hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết tại các Điều 5, Điều 6, Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (trừ chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). Theo đó, phí CIC/EIS, phí D/O, phí vệ sinh container liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa NK và đáp ứng các điều kiện cộng thì được xem xét là khoản điều chỉnh cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa NK.

Với hướng dẫn trên, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục Hải quan hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện khai báo đầy đủ các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên đáp ứng các điều kiện cộng vào trị giá hải quan. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra tại khâu thông quan hàng hóa để kịp thời phát hiện đối với các trường hợp có phát sinh các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên và đáp ứng các điều kiện cộng nêu trên nhưng doanh nghiệp không thực hiện khai báo đầy đủ để cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu, yêu cầu doanh nghiệp khai báo bổ sung theo đúng quy định.

Đối với các tờ khai đã thông quan hàng hóa thì tiến hành rà soát kiểm tra, kiểm tra sau thông quan, thanh tra để phát hiện các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai đầy đủ và chưa cộng vào trị giá hải quan thì thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Có thể bạn quan tâm: Vận chuyển đường biển trọn gói

Trả lời