Quy trình làm chứng thư khử trùng hàng hóa Fumigation

Bạn muốn tìm hiểu thông tin về thuốc sát trùng, muốn nhập khẩu thuốc sát trùng nhưng không biết làm thủ tục nhập khẩu thuốc khử trùng như thế nào. Nguyên Anh logistics hiểu được những khó khăn ấy của bạn và luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi ấy. Dưới đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu thuốc khử trùng.

Quy trình làm chứng thư khử trùng hàng hóa Fumigation

Khái niệm thuốc khử trùng

Thuốc khử trùng chính là thuốc khử khuẩn, sát khuẩn. Thuốc sát khuẩn có tác dụng diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt của mô sống mà không gây tổn hại cho mô này. Chúng được dùng cho các vết thương trên da, niêm mạc, vết bỏng. Các chế phẩm iod và dẫn xuất (povidon-iod) có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, vi rút, protozoa, các nang, các bào tử và giảm đáng kể nhiễm khuẩn các vết mổ. Dung dịch povidon-iod giải phóng iod khi tiếp xúc với da.

Thuốc khử khuẩn thường là một hóa chất mạnh có tác dụng diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhưng vì có thể gây tổn hại cho các mô của cơ thể người, nên chỉ dùng để tẩy uế làm sạch các thiết bị y tế để phòng tránh nhiễm khuẩn. Dung dịch loãng của một vài chất khử khuẩn có thể dược dùng làm thuốc sát khuẩn.

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của hải quan ở cảng đến để nhà nhập khẩu (người mua hàng hóa của Việt Nam) có thể làm thủ tục để thông quan lô hàng. Một trong những quy định đó là việc hun trùng (fumigation) hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể.

Tham khảo nhập khẩu hàng Trung Quốc: https://nguyenanhlogistics.com/nhap-hang-trung-quoc

Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thuốc khử trùng

Mặt hàng thuốc sát trùng thuộc mục 37, bảng 4 Danh mục hóa chất diệt khuẩn được phép đăng ký để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Thông tư số 25/2011/TT-BYT ngày 23/6/2011 của Bộ Y tế. Nếu muốn làm.thủ tục nhập khẩu thuốc sát trùng công ty liên hệ Cục quản lý môi trường Y tế – Bộ Y tế để được hướng dẫn cấp giấy phép.

Hồ sơ đăng ký lưu hành chính thức gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chính thức
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất của hóa chất, chế phẩm;
+ Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm;
+ Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của đơn vị sản xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tài liệu kỹ thuật của hóa chất, chế phẩm đề nghị đăng ký);
+ Mẫu nhãn và nội dung mẫu nhãn chính thức đề nghị đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Quy trình làm chứng thư khử trùng hàng hóa Fumigation

Trước tiên bạn cần kiểm tra thông tin trên bộ chứng từ hàng hóa, đảm bảo các số liệu chính xác, hợp lý, và thống nhất giữa các giấy tờ: Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn…
-Lên tờ khai hải quan bằng phần mềm khai hải quan điện tử. Lưu ý bạn cần nhập số liệu chính xác và nhớ đính kèm vào tờ khai file scan Giấy đăng ký lưu hành hóa chất.
– Cuối cùng là truyền tờ khai, lấy kết quả phân luồng. Tiếp theo bạn sẽ làm bước tiếp như thông quan, nộp hồ sơ giấy, hay kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hóa) tùy vào tờ phân luồng.
Nộp phí và làm nốt thủ tục ký hải quan giám sát ở cảng là có thể lấy hàng.

Lý do phải hun trùng hàng hóa xuất khẩu

– Một số mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cà phê, tiêu, điều…), các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt… Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.

– Các dạng bao bì đóng gói hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ như pallet gỗ đóng gói hàng gốm sứ, kiện gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng…

– Thời gian vận chuyển trên biển kéo dài (từ TPHCM đi châu Âu thường mất trên 25 ngày, đi Mỹ mất trên 18 ngày, đi Úc mất khoảng 20 ngày). Trong thời gian đó, hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao (trên 40 độ C) và môi trường ẩm thấp hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở.

– Quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của hải quan ở cảng đến áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Mỹ, Canada và Úc. Các lô hàng nhập khẩu không tuân thủ quy định này sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nề. Người chịu phạt sẽ là các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Chính vì những lý do trên mà khi nhận được các đơn hàng xuất của các nhà xuất khẩu Việt Nam, đối với những mặt hàng có yêu cầu phải hun trùng của hải quan nước đến, các công ty giao nhận vận tải (freight forwarding) hay các nhà môi giới vận tải (transportation broker) đều nhắc nhở các nhà xuất khẩu phải chú ý công việc này.Tuy nhiên vẫn có những điều đáng tiếc xảy ra và đôi lúc hậu quả là không nhỏ.

Các trường hợp phát sinh

– Không hun trùng hàng hóa. Năm 2009 có trường hợp một container 40 feet hàng gốm sứ xuất đi châu Âu nhưng không hun trùng các pallet gỗ do nhà xuất khẩu không nắm được thông tin này hay bỏ sót chi tiết hun trùng bao bì. Sau khi hàng đến thì hải quan nước sở tại phát hiện và mức phạt nghe đâu lên đến khoảng 20.000euro với yêu cầu phải xuất trả về lại Việt Nam hoặc tiêu hủy tại chỗ.

– Quên hun trùng hàng hóa. Điều tưởng như không thể có này thường xảy ra khi thời hạn giao container cho hãng tàu (closing time) gần hết. Người làm thủ tục xuất nhập khẩu lúc này chỉ còn lo chú ý đến việc làm sao để container có thể được nhận và xếp kịp lên tàu mà quên việc hun trùng hàng hóa. Khoảng đầu năm 2010 một công ty xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã kịp thời phát hiện sai sót này cho lô hàng của họ xuất đi châu Âu. May mắn là hàng hóa còn nằm ở cảng Singapore. Công ty Việt Nam phải nhờ chi nhánh của hãng tàu ở Singapore giúp xử lý hun trùng container này với chi phí phát sinh gần 600 đô la Mỹ cho container 20 feet.

Xem thêm:

Hun trùng hàng hóa xuất khẩu

Thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan

– Hun trùng không đạt yêu cầu. Mặc dù nhà xuất khẩu đã nhờ dịch vụ hun trùng (thường là loại hóa chất được yêu cầu và thời gian hun trùng là 12 tiếng trước khi container được xếp lên tàu tại cảng TPHCM), nhưng có trường hợp hải quan Úc vẫn yêu cầu phải hun trùng lại lô hàng này do chất lượng hun trùng không đảm bảo. Thông tin bên lề cho hay mức phí đó phát sinh khoảng 1.000 đô la Úc/container 20 feet.

Cũng phải nói thêm rằng quy định của hải quan Úc rất nghiêm ngặt trong việc này. Đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Úc mà có đóng gói bao bì thì ngoài Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate) theo quy định nhà xuất khẩu còn phải làm Bảng kê khai thành phần nguyên liệu bao bì (Packing Declaration). Bảng kê này sẽ phải gửi sớm cho nhà nhập khẩu ở Úc sau ngày tàu khởi hành ở TPHCM.

– Chứng thư hun trùng không được chấp nhận. Có trường hợp hải quan Úc không chấp nhận chứng thư hun trùng của một số ít các nhà cung cấp dịch vụ hun trùng Việt Nam do chất lượng dịch vụ của các công ty này có vấn đề. Để tránh tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tham khảo ý kiến của các công ty giao nhận vận tải, các nhà môi giới vận tải vì họ có các đại lý ở Úc để kiểm tra và xác thực thông tin.

Điều đáng quan tâm là những sự vụ trên cứ thỉnh thoảng lại phát sinh, gây không ít tranh cãi giữa nhà xuất khẩu và công ty dịch vụ giao nhận vận tải.

Có thể thấy với mức chi phí hun trùng tương đối cạnh tranh (khoảng 300.000 đồng/container 20 feet bao gồm cả thuế VAT), dịch vụ nhanh chóng, chất lượng đảm bảo cũng như tính chuyên nghiệp của các công ty dịch vụ giao nhận vận tải, thì việc hun trùng hàng hóa xuất khẩu chỉ là “chuyện nhỏ”. Thiết nghĩ các nhà xuất khẩu Việt Nam nếu không tận dụng việc thuê ngoài đối với công việc logistics, thì cần chuẩn hóa quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu cho công ty mình và các biện pháp kiểm tra giám sát nhằm tránh cho “chuyện nhỏ” có thể phát sinh thành vấn đề phức tạp.

Nếu bạn chưa quen, hoặc không muốn mất thời gian tự làm thủ tục thì bạn có thể tìm tới những công ty chuyên làm đại lý hải quan, khai thuê hải quan phục vụ hàng xuất nhập khẩu để được tư vấn và làm thủ tục giúp.

Trả lời