I.Giao nhận vận tải

Trong nghành thương mại quốc tế, người mua và người bán thường ở những vị trí cách xa nhau. Để có thể thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như đóng gói, bốc xếp, lưu kho, làm thủ tục gửi hàng, dỡ hàng, giao cho người nhận, phải cần bên thứ ba làm việc giao nhận hàng đến cho  người mua.

Vậy giao nhận vận tải có thể hiểu là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóaGiao nhận vận tải

II.Giao nhận vận tải ngoại thương

Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Giả sử như nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.

Vận tải ngoại thương là hoạt động chính phục vụ viêc mua bán hàng hóa, trong đó giao nhận xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn. Trong quá trình này có nhiều bên tham gia.

1.Thành phần tham gia giao nhận vận tải ngoại thương

Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua hàng.

Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại

Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao nhận vận tải

Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa

Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.

Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.

Người giao nhận vận tải: Người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.

2.Phương thức giao nhận vận tải ngoại thương

Vận tải ngoại thương được vận chuyển bằng 3 phương thức chính:

  1. Vận tải đường thủy: chiếm gần 80% lượng hàng chuyên chở, thích hợp với những hàng hóa khối lượng lớn, hàng rời (hàng xá), giá trị đơn vị không cao, không cần vận chuyển gấp.
  2. Vận tải đường hàng không: thích hợp với những mặt hàng giá trị cao, khối lượng không lớn, thời gian vận chuyển cần nhanh chóng, với cự ly xa. Loại hình này ở Việt Nam chưa phát triển mạnh ở nội địa: chủ yếu bưu kiện và thư tín. Nhưng với quốc tế, thì vận chuyển hàng air cũng là một lĩnh vực sôi động, hấp dẫn với các công ty dịch vụ vận chuyển.
  3. Đường ống: rất đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu lửa … Phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.

III.Giao nhận vận tải hàng đặc biệt

Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chổ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, và đặc biệt là vận chuyển những loại hàng hóa đặc biệt, yêu cầu về thời gian, chất lượng và trình độ chuyên môn. Các loại mặt hàng đặc biệt như:

  • Hàng siêu trường siêu trọng (Heavy cargo)
  • Hàng súc vật sống (Livestock)
  • Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods)
  • Hàng dễ hư hỏng (Perishables)
  • Hàng thực phẩm (Foodstuffs)
Vận chuyển hàng tải trọng lớn

Vận chuyển hàng tải trọng lớn

Trả lời