Giấy phép nhập khẩu

Hiện nay giá trị từ ngành xuất nhập khẩu đang tăng lên không ngừng.Chính vì thế mà việc xin cấp giấy phép nhập khẩu ngày cần đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm được thời gian cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy giấy phép xuất nhập khẩu là gì, xin ở đâu? tại sao lại nói giấy phép nhập khẩu tự động và không tự động? hãy cùng Nguyên Anh giải đáp hết mọi vấn đề này nhé!

Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.

Giấy phép nhập khẩu tự động

  • Mọi đối tượng đề nghị cấp phép nhập khẩu nếu đáp ứng được các yêu cầu pháp lý liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấp giấy phép nhập khẩutự độngđều được nộp hồ sơ và được cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
  • Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tự động được nộp cho cơ quan cấp phép trước khi hàng hóa được thông quan.
  • Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tự động hợp lệ được cơ quan cấp phép nhập khẩu chấp thuận ngay sau một khoảng thời gian hợp lý về mặt thủ tục hành chính, nhưng tối đa không quá mười ngày (10 ngày) làm việc, kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ; hàng hóa chỉ được thông quan sau khi có giấy phép nhập khẩu tự động.
  • Việc áp dụng cấp giấy phép nhập khẩu tự độngcho một số mặt hàng được chính phủ quy định cụ thể:
  • Giấy phép nhập khẩu tự động không được áp dụng cho các loại hàng hóa sau:
  • Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh;
  • Hàng nhập khẩu phi mậu dịch;
  • Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành);
  • Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa;
  • Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế

Xem ngay: thủ tục tham vấn tại đây https://nguyenanhlogistics.com/thu-tuc-tham-van-gia-hai-quan/

Hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư.

Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu không tự động

Giấy phép nhập khẩu không tự động được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động.

– Trường hợp đối tượng nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu bị từ chối cấp phép thì cơ quan cấp phép nhập khẩu phải thông báo lý do không chấp thuận; đối tượng đề nghị cấp phép được quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép và đề nghị cơ quan này xem xét lại việc từ chối cấp phép theo các quy định của pháp luật về cấp phép nhập khẩu.

– Thời gian xem xét hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu không được vượt quá ba mươi ngày (30 ngày), kể từ khi cơ quan quản lý nhập khẩu nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ quan quản lý nhập khẩu xét tất cả các hồ sơ đồng thời thì thời hạn xem xét không được vượt quá sáu mươi ngày (60 ngày), kể từ ngày hết hạn nộp sồ sơ đã công bố.

– Trường hợp hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ theo giấy phép không gắn với điều kiện về nước cung cấp hàng hóa thì đối tượng được cấp phép có quyền lựa chọn nguồn cung ứng. Nếu hạn ngạch nhập khẩu có gắn với điều kiện về nước cung cấp hàng hóa thì giấy phép nhập khẩu phải ghi rõ nước hoặc những nước mà đối tượng được phép nhập khẩu hàng về Việt Nam.

xem tiếp: Dịch vụ nhập khẩu ủy thác hàng trung quốc

giấy phép nhập khẩu 

Quy trình và xin giấy phép nhập khẩu

Xin giấy phép nhập khẩu ở đâu?

Tùy thuộc vào mặt hàng bạn cần xin giấy phép thuộc sự quản lý của bộ nào thì bộ đó sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy phếp cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tra cứu danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu theo nghị định số 187/2013/NĐ- CP do chính phủ ban hành năm 2013 để nắm được thông tin cần thiết,

Quy trình xin giấy phép nhập khẩu

Bước 1: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng kí giấy phép nhập khẩu đầy đủ hợp lệ theo quy định cho loại hàng hóa của mình và gửi cho bộ, ngành liên quan hoặc cơ quan đại diện của bộ đó.

Bước 2: Hồ sơ của doanh nghiệp sau khi được tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp giấy phép xuất, nhập khẩu nếu đáp ứng được các điều kiện trong thời gian quy định.

Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh

Trả lời